Mức đóng góp cao, tàu “tấm lưới nghĩa tình”... nằm bờ

Những ngày sau tết, hàng trăm tàu cá của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) hối hả vươn khơi bám biển thì tại vũng neo trú tàu thuyền An Hải, tàu cá QNg 96169 còn thơm mùi sơn, to lớn nằm bờ lặng lẽ.

tàu cá nằm bờ
Con tàu cá nằm bờ vì chưa thống nhất mức đóng góp - Ảnh: A.Thư

Đó là con tàu 605CV giá trị trên 5 tỉ đồng của “Chương trình tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa” do Tổng liên đoàn Lao động VN trao tặng Nghiệp đoàn nghề cá An Hải (Lý Sơn) từ cuối tháng 10-2013.

Ông Nguyễn Quốc Chinh - chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải - cho hay tàu chưa giao cho ngư dân để bám biển vươn khơi do khoản đóng góp chưa được thống nhất, ngư dân không chịu nhận tàu. Theo ông Chinh, đây là con tàu có sự đóng góp, ủng hộ của hàng triệu người dân cả nước đối với ngư dân Lý Sơn. Nghiệp đoàn đã tổ chức xét duyệt danh sách ngư dân được nhận tàu để khai thác. Ngư dân Nguyễn Thanh Lâm (thôn Tây, xã An Hải), người ba lần mất tàu, mất tài sản bởi thiên tai và nhân tai, cùng hàng chục ngư dân khác được giao tàu để bám biển làm ăn. Theo quy chế, mỗi năm người nhận tàu đóng cho nghiệp đoàn 200 triệu đồng. Mức đóng góp quá cao nên anh Lâm từ chối.

Hiện anh Lâm và nhiều ngư dân khác đang loay hoay, xoay xở tìm tàu để làm ăn. Anh Lâm buồn rầu kể sau khi được xét giao tàu, anh đã bỏ mọi công việc để theo đuổi việc đóng tàu. Nhưng khi làm thủ tục giao tàu, anh và hàng chục bạn chài “xanh mặt” bởi khoản đóng góp quá lớn so với thu nhập ngư dân. Anh nói tiếp mỗi năm một tàu cá vươn khơi ở Hoàng Sa, Trường Sa được 6-7 phiên biển, nếu phải đóng góp 200 triệu đồng/năm, trung bình mỗi phiên biển phải mất 30 triệu đồng. “Làm ăn được thì không sao, nếu không thì lấy đâu ra tiền để nộp” - anh Lâm tâm sự.

Theo nhiều chủ tàu đánh bắt xa bờ Lý Sơn, khoản đóng góp cho con tàu trên vào khoảng 100 triệu đồng/năm là hợp tình hợp lý. Bởi ngoài tiền đóng góp cho nghiệp đoàn, mỗi năm một tàu cá phải lên nề, làm nước, sửa chữa... vài ba lần, rồi khoản mua sắm ngư cụ... tốn hàng trăm triệu đồng. Ông Mai Văn Sơn - chủ tịch UBND xã An Hải - cho rằng việc nhận tàu và đóng góp cho nghiệp đoàn là đúng nhưng phải xem xét lại mức đóng góp cho hợp tình hợp lý, khoảng 50-70 triệu đồng/năm. Nếu năm đầu làm ăn hiệu quả thì năm sau mức đóng góp sẽ tăng lên, điều này giúp ngư dân có thu nhập và phương tiện làm ăn, vừa đóng góp cho tập thể. Ông Nguyễn Đồng - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi - nói ngư dân nhận tàu này nên đóng góp cho nghiệp đoàn ở mức hợp lý để chia sẻ cho các đoàn viên nghiệp đoàn còn lại. Tiền đóng góp cho nghiệp đoàn được dùng làm quỹ hoạt động, thăm ốm đau, cứu nạn cứu hộ trong đoàn viên nghiệp đoàn chứ không cá nhân nào được bỏ túi. “Chúng tôi sẽ cân nhắc lại vấn đề này để ngư dân sớm nhận tàu vươn khơi” - ông Đồng cam kết.

Báo Tuổi Trẻ, 15/02/2014
Đăng ngày 16/02/2014
Anh Thư
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 16:28 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 16:28 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 16:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:28 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 16:28 23/04/2024