Muốn vào Ba Lan, hàng Việt phải đạt chất lượng EU

Để tận dụng lợi thế đến từ nhu cầu hàng hóa lớn và những hiệp định thương mại sắp được thông qua, chất lượng là yếu tố hàng đầu “dẫn đường” cho hàng hóa Việt Nam vào Ba Lan.

mặt hàng thủy sản
Thủy sản là một trong những mặt hàng rất được thị trường Ba Lan ưa chuộng.

Là thị trường lớn thứ sáu trong khối EU, Ba Lan hiện có khoảng 30 - 40 nghìn người Việt đang sinh sống, ngoài ra có hàng chục nghìn người Trung Quốc, người từ các nước châu Á khác nên nhu cầu tiêu dùng hàng từ châu Á nói chung, từ Việt Nam khá lớn.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, nhờ quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc nên hàng hóa từ Việt Nam rất phổ biến và quen thuộc với người Ba Lan. từ lương thực, thực phẩm, thủy sản, rau, trái cây tới đồ khô, gia vị… và nhiều hàng tiêu dùng khác.

Ông Nguyễn Đức Thanh – Tham tán Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan cho biết, cần phân nhóm hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam nói chung làm hai nhóm.

Nhóm hàng chất lượng cao của các doanh nghiệp (DN) lớn (gồm DN lớn có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và DN lớn của Việt Nam) với chất lượng mẫu mã cơ bản đã đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của các kênh phân phối xuất nhập khẩu tiêu dùng ra thế giới vào EU nói chung Ba Lan nói riêng tương đối ổn định.

Nhóm thứ hai của các DN nhỏ và vừa (kể cả của đầu tư nước ngoài) có nhiều vấn đề hơn, chất lượng chưa ổn định, bao bì mẫu mã chưa thật chuẩn, khả năng giao hàng, đáp ứng các điều kiện thương mại vận tải chưa hoàn toàn kịp thời, đầy đủ…là hạn chế khi vào thị trường Ba Lan.

Ngoài ra, giá cả sản phẩm cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng với nhà nhập khẩu Ba Lan vì họ luôn so sánh với hàng tương tự từ các nước khác.

Đặc biệt, Ba Lan có đặc điểm là nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh và tuy là nền kinh tế lớn thứ 6 của EU nhưng mức thu nhập GDP theo đầu người của Ba Lan thấp hơn các nước thành viên EU cũ.

Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu chất lượng hàng hóa của thị trường Ba Lan không quá cao. Tuy nhiên không vì thế mà DN có thể làm ăn tùy tiện bởi thị hiếu của người Ba Lan đang ngày càng tinh hơn đối với tất cả các chủng loại hàng tiêu dùng.

Để tăng cơ hội cho hàng Việt, các DN nên đầu tư nhiều hơn cho thương hiệu và quảng bá thương hiệu cũng như nghiên cứu thị trường. Riêng với thị trường Ba Lan, DN cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư nhiều hơn cho bao bì, mẫu mã, nhãn mác và dịch vụ sau bán hàng. Đặc biệt, DN phải chú ý chất lượng, sau đó mới là giá cả.

Hàng hóa vào Ba Lan phải đạt yêu cầu chất lượng của EU. Riêng với lương thực, thực phẩm, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm phải được coi trọng. Ngoài ra, người tiêu dùng Ba Lan còn quan tâm yếu tố sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ người lao động, kiểm soát các chất nguy hiểm có trong sản phẩm…

Một điểm thuận lợi khác mà không nhiều thị trường có được là ở Ba Lan hiện có khoảng 70 hội đoàn của người Việt. Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan đã làm việc với một số DN của người Việt có Trung tâm Thương mại với những showroom cho thuê và các DN này sẵn sàng hợp tác, dành các diện tích với điều kiện ưu đãi cho DN từ Việt Nam sang giới thiệu, trưng bày và phân phối hàng hóa lâu dài, trực tiếp cho các đại lý cấp một và các nhà bán lẻ Ba Lan.

“Đây là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho các DN Việt Nam muốn phát triển ở thị trường 40 triệu dân và là điểm trung chuyển mạnh cho các nước trong bán kính 500 km với 300 triệu người của các nước EU cũ như Đức, các nước EU mới như CH Séc, Hungary, Slovakia, ba nước Baltic, các nước SNG như Ukraine, Belarus…” – ông Thanh khẳng định.

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Viêt Nam - EU đang được đàm phán tích cực cũng được kỳ vọng sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU nói chung và Ba Lan nói riêng. Các DN cần theo dõi tiến trình này và chuẩn bị tốt hơn cho cơ hội kinh doanh đang đến.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tháng 6-2013, xuất khẩu sang Ba Lan đạt 27 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ; Tính chung sáu tháng, xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này đạt 163 triệu USD.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 16/07/2013
hà anh
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:04 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:04 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:04 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:04 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 09:04 24/11/2024
Some text some message..