Mưu sinh trên hồ Phước Hòa

Công trình thủy lợi hồ Phước Hòa giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước, có nhiệm vụ điều tiết, dẫn nước từ con Sông Bé về hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh). Từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2011 đến nay đã thu hút nhiều người dân đến mưu sinh…

Chài lưới bắt cá
Chài lưới, bắt cá dưới chân đập thủy lợi Phước Hòa- ảnh Thống Nhất.

Thả lưới đầy sông

Hơn 5 giờ chiều, chúng tôi đến hồ Phước Hòa. Trời nhá nhem tối nhưng bên trên con đập vẫn còn rất đông người đứng thả mồi câu cá dưới lòng hồ. Đi dọc bờ sông đoạn phía dưới con đập, hàng chục chiếc ghe, xuồng của dân làm nghề chài lưới vẫn đang neo đậu, chờ gỡ cá. Những chiếc phao từ các tấm lưới của ngư dân thả dày đặc, nổi trắng cả một khúc sông. Ngồi trên xuồng cặp bờ sông, chị Nguyễn Thị Liễu (ngụ xã An Linh, H.Phú Giáo, Bình Dương) than thở: “Năm nay làm ăn kém quá. Suốt từ sáng tới giờ chỉ được mấy con cá nhỏ xíu”. Chị Liễu cho biết thêm, bây giờ đang là mùa nước lớn, vào thời điểm này mấy năm trước đây người làm nghề cá trên đoạn sông này thường trúng cá. Tuy nhiên, kể từ 2 năm trở lại đây, lượng cá sông ngày càng ít ỏi.

Anh Võ Văn Lắm cũng ở xã An Linh (H.Phú Giáo) đang chèo xuồng tới nghe câu chuyện bèn nói thêm: năm 2011, khi con đập mới hoàn thành, lượng cá sông nơi đây rất nhiều nên mỗi ngày anh bắt được hàng chục kg cá. Ngoài ra, trước đây trên đoạn sông này còn có nhiều cá lăng, cá trèn và đặc biệt là có những con cá mè sông đánh bắt được lên đến hàng chục kg. “Bây giờ, cá khan hiếm rồi. Có ngày chúng tôi gỡ lưới đến 5-6 lần mà chỉ được vài con cá, không đủ tiền mua dầu chạy máy”-anh Lắm bộc bạch.

Cá tôm cạn kiệt

Đến một căn chòi cất tạm bên bờ con sông Bé, thuộc  xã Minh Thành, H.Chơn Thành (Bình Phước), cách đập thủy lợi hồ Phước Hòa chỉ vài trăm mét, chúng tôi gặp anh em nhà ông Trần Văn Dũng (53 tuổi) và Trần Văn Của (45 tuổi, ngụ xã An Linh, H.Phú Giáo, Bình Dương) đang ngồi ngóng ra sông để canh chừng lưới. Ông Dũng cho biết, làm nghề chài lưới ở ngay dưới chân con đập thủy lợi khá lớn này, bất kể đêm hôm, mưa gió, hễ nghe báo khi nào đập chuẩn bị xả nước là phải lội xuống cuốn lưới lên, nếu không thì lưới sẽ bị nước cuốn đi hết. Khi được hỏi về thu nhập hiện tại từ nghề chài lưới, ông Dũng buồn bã cho hay, từ đầu tháng 7 tới nay, 2 anh em ông chỉ thu được khoảng 500.000 đồng từ tiền bán cá. “Hồi trước, khi con đập mới hoàn thành, mỗi ngày tôi bắt được cá tạ cá, bán ra được tới vài triệu đồng. Vậy mà bây giờ, ngày nào may mắn lắm chỉ được vài kg. Cá tôm trên sông bây giờ cạn kiệt rồi”.

Ông Dũng kể, do làm nghề đánh cá trên sông nhiều năm nên ông chứng kiến, mấy năm gần đây cứ vào mùa khô, khi lượng nước sông rút xuống thì người ta bỏ thuốc cho cá chết hàng loạt. Ông Trần Văn Của nói: “Sống bằng nghề cá, nhìn thấy cảnh tôm cá bị tận diệt như vậy, tôi rất xót xa. Nếu người dân mình cứ bắt cá theo kiểu như vậy, chẳng bao lâu nữa sông suối sẽ chẳng còn con cá con tôm nào. Chắc nay mai, người làm nghề cá như anh em tôi cũng đành giã từ chài lưới để lên bờ vì nghề này không còn đủ sống nữa”.

Những con cá to như thế này được bày bán ven đường không còn nhiều ở đập thủy lợi Phước Hòa- Thống Nhất
Những con cá to như thế này được bày bán ven đường không còn nhiều ở đập thủy lợi Phước Hòa- Thống Nhất

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 24/07/2013
thống nhất
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 18:25 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 18:25 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 18:25 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 18:25 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 18:25 02/11/2024
Some text some message..