Mỹ áp thuế chống trợ cấp tôm với Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố áp đặt thuế đối với tôm nhập khẩu từ năm quốc gia. Quyết định này sẽ áp dụng với khoảng 2 tỷ USD tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.

thue tom viet nam
Tôm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu thuế 4,52% theo quyết định của Bộ Thương mại Mỹ

Bộ Thương mại Mỹ nói họ phát hiện các nước này đã trợ cấp cho các nhà sản xuất tôm của nước họ.

Một nhóm đại diện cho những người đánh bắt và chế biến tôm tại vài bang của Mỹ, gần khu vực Vịnh Mexico, đã đệ đơn yêu cầu giảm nhập khẩu.

Theo quyết định này, Malaysia phải chịu thuế với mức 54,5% trong khi mức thấp nhất áp dụng cho Việt nam, mà cụ thể là 7,88% đối với Công ty Thủy sản Minh Qui, 1,15% với Công ty Thủy sản Nha Trang, trong khi mức thuế chung cho tất cả các công ty khác của Việt Nam là 4,52%.

Ba nước khác là Trung Quốc chịu mức thuế 18,2%, Ấn Độ 11,1%, và Ecuador 13,5%.

"Chúng tôi đánh giá cao trước những con số mạnh tay này từ Bộ Thương mại," ông David Veal, Giám đốc điều hành Liên minh ngành công nghiệp tôm - tổ chức đã đệ đơn khiếu nại, phát biểu trong một tuyên bố.

Thái Lan và Indonesia được miễn thuế nhập khẩu này.

Tuy nhiên quyết định này cần phải được một cơ quan khác của chính phủ Mỹ phê chuẩn - Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) - trước khi các thuế này có hiệu lực.

ITC sẽ xem xét liệu các nhà sản xuất Mỹ có bị đe dọa vì nhập khẩu hay không và sẽ có quyết định, dự kiến công bố vào ngày 26/9.

Nếu ITC xác nhận doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại vật chất do trợ cấp của Chính phủ Việt Nam thì khi đó Bộ Thương mại Mỹ sẽ ban hành lệnh về thuế chống trợ cấp, dự kiến sẽ công bố ngày 03/10/2013.

"Quyết định vô lý"

Trước quyết định cuối cùng về thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, VASEP - Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm nhập khẩu Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

Trong Thông cáo báo chí đăng trên trang mạng của mình, VASEP gọi đây là "quyết định vô lý của DOC".

"Quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua," thông cáo viết.

Theo VASEP việc đánh thuế chống phá giá này là quyết định không công bằng và "gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600 ngàn nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam".

VASEP lập luận: "Không chỉ ngành tôm của Việt Nam và các nước khác chịu thuế CVD này bị ảnh hưởng nặng nề mà chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp. Họ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu mà họ đang quen tiêu thụ."

Theo số liệu của VASEP, tôm nhập khẩu chiếm trên 90% tổng nguồn cung tôm cho thị trường Hoa Kỳ.

VASEP cũng đề nghị "Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này".

BBC Tiếng Việt
Đăng ngày 15/08/2013
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:26 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:26 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:26 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:26 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:26 08/11/2024
Some text some message..