Mỹ phát hiện loài tôm xâm lấn qua kiểm tra ADN môi trường

Tiểu bang Pennsylvania, Mỹ vừa phát hiện ra loài xâm lấn trong hồ Erie bằng phương pháp kiểm tra ADN trong môi trường. Loài xâm lấn là một loài tôm vỏ đỏ thường được gọi là “Bloody Red Shrimp”, loài này có nguồn gốc từ vùng nước ngọt ở Đông Âu và Tây Á.

Mỹ phát hiện loài tôm xâm lấn qua kiểm tra ADN môi trường
Loài tôm đỏ Bloody Red Shrimp có nguồn gốc ở Đông Âu và Tây Á.

Các sinh viên của Đại học Penn State Behrend đã tìm thấy dấu vết của loài tôm đỏ Hemimysis anomala  trong nước hồ Erie khi sử dụng phương pháp kiểm tra ADN môi trường để phát hiện các loài xâm lấn. Để xác nhận lại kết quả của phương pháp kiểm tra ADN, nhóm nghiên cứu tiến hành thả lưới tại hồ và thực tế đã thu được một lượng tôm Hemimysis anomala.

Các nhà sinh vật học bắt đầu theo dõi sự phát triển của quần thể tôm Hemimysis anomala  ở Pennsylvania trong hồ Erie và cả vùng bến tàu Lampe Marina. Một tháng sau khi được phát hiện, nhóm nghiên cứu đã thả lưới một lần nữa và kéo được số lượng tôm đỏ nhiều hơn. Hiện tại vẫn chưa rõ loài tôm ngoại lai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái ở hồ Erie. Tuy nhiên, theo các báo cáo ở châu Âu, loài tôm này làm giảm sinh khối tảo và động vật phù du trong môi trường gây giảm sút nguồn thức ăn và thay đổi chuỗi thức ăn của hệ sinh thái bản địa. 

Năm 2016, loài tôm này cũng được phát hiện ở hồ Ontario, tôm đỏ có khả năng đã xâm nhập từ nước dằn tàu của những chiếc tàu biển vận chuyển hàng hóa. Chỉ trong vòng một năm sau, tôm đỏ lan đến hồ Oneida và Seneca ở New York. Sau đó, loài này cũng đã được tìm thấy ở vùng biển hồ Erie ở New York và Ohio.

Giáo sư Ivor Knight của Đại học Penn State Behrend cho biết: “Tuy Hemimysis anomala  rất nhỏ, chỉ từ 2 – 3mm nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy nếu quan sát kỹ trong nước. Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm ADN môi trường là bằng chứng cho thấy sự hiện diện của bất kỳ loài nào chỉ bằng một mẫu nước nhỏ”

Hemimysis anomala là loài giáp xác dài từ 2 -3 mm.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Penn State Behrend đã giành được khoản tài trợ trị giá 177.000 USD từ Quỹ bảo vệ Great Lakes để nghiên cứu hiệu quả của phương pháp kiểm tra ADN môi trường trong việc phát hiện các loài xâm lấn. Nghiên cứu được thiết lập với 24 bể cá (10 gallon) đã thêm ADN của tôm  Hemimysis anomala. Một nửa số bể được thả tôm Hemimysis anomala. Số bể còn thêm vào bùn và nước mà loài tôm đỏ từng sống để kiểm tra thời gian tồn tại trong nước của ADN tôm Hemimysis anomala. Họ hy vọng sẽ phát triển một phương pháp thử nghiệm nhanh chóng nước dằn trong tàu biển để phát hiện ra các loài xâm lấn trước khi chúng lây lan vào nguồn nước bản địa.

Theo Penn Live

Đăng ngày 29/10/2019
Thảo Nguyễn
Thế giới

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:57 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:57 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:57 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:57 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:57 20/04/2024