Mỹ Xuyên phát triển mô hình nuôi cá chốt

Khoảng 4 năm trở lại đây, tại một số địa phương trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), nhiều hộ nuôi tôm đã phát triển mô hình nuôi cá chốt xen canh trong ao nuôi tôm.

Cá chốt
Mô hình nuôi cá chốt xen canh trong ao nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập tốt cho hộ nuôi. Ảnh: Bách hóa Xanh

Mô hình này ngoài việc đem lại nguồn thu nhập tốt cho hộ nuôi, còn góp phần cải tạo ao nuôi tôm, giúp cho mùa vụ nuôi tôm nước lợ được thuận lợi, giảm dịch bệnh, tôm nuôi đạt năng suất và chất lượng tốt sau thu hoạch.

Chúng tôi đến tham quan khu vực ao nuôi cá chốt của ông Võ Hồng Liệt, ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên đúng lúc ông Liệt đang thu hoạch vụ cá chốt đầu tiên trong năm 2023. Ông Liệt hồ hởi chia sẻ: “Tôi thả nuôi giống cá chốt trâu vào ao nuôi tôm vào tháng 11/2022, sau khi đã thu hoạch xong vụ nuôi tôm nước lợ trong năm 2022. Diện tích ao nuôi cá là 2.500m2, sau hơn 4 tháng nuôi, cá chốt đạt được trọng lượng bình quân từ 25 - 30 con/kg. Hiện tại, kéo xong mẻ lưới này là tôi đã thu hoạch dứt điểm vụ nuôi cá, ước tổng sản lượng 3,5 tấn, giá bán cá 100.000 đồng/kg, trừ hết chi phí lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/2.500m2 ao nuôi”.

“So với con tôm nuôi nước lợ thì con cá chốt dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, đặc biệt trong môi trường nước lợ, ngọt, cá đều tăng trưởng tốt, cá không gặp các vấn đề về dịch bệnh. Để cá phát triển tốt, mỗi ngày nên cho cá ăn loại thức ăn viên, từ 2 - 3 lần/ngày và cứ cách vài tuần nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho cá, giúp cá khỏe mạnh, đường ruột tốt, tiêu thụ thức ăn nhanh, mau lớn. Dự định sau khi thu hoạch xong đợt này, tôi sẽ tiếp tục thả nuôi cá chốt, trong thời gian đợi độ mặn thích hợp lấy nước vào thả nuôi vụ tôm trong năm 2023” - ông Võ Hồng Liệt cho biết thêm.

Theo Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên Tăng Thanh Chí, diện tích nuôi cá chốt trên địa bàn huyện hơn 100ha. Hầu hết cá chốt được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm và một phần diện tích ao nuôi tôm kém hiệu quả, hộ dân chuyển sang nuôi cá chốt, vì cá chốt dễ nuôi, không có dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo hộ dân chỉ phát triển diện tích nuôi cá vừa phải, tránh tình trạng cung vượt cầu, kéo giá bán cá giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận hộ nuôi.

Mặc dù cá chốt dễ nuôi nhưng để có thu hoạch đạt sản lượng cao, trước khi thả nuôi cá cần cải tạo ao nuôi thật kỹ, sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi, thường xuyên kiểm tra nguồn nước, độ pH và không để tảo phát triển nhiều trong ao nuôi, nền đáy ao nuôi phải được xử lý sạch để tránh khí độc phát sinh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.

Cá chốt được thị trường khá ưa chuộng, bởi thời điểm mới phát triển mô hình nuôi cá chốt trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, giá bán cá loại 25 - 30 con/kg lên đến 150.000 - 200.000 đồng/kg nhưng qua từng năm giá cá giảm dần. Hiện tại, giá bán cá tại ao từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá cá giảm là do lượng cá trên thị trường nhiều, vì vậy khi phát triển nuôi cá chốt, hộ dân nên thả nuôi diện tích vừa phải, để đầu ra con cá ổn định và đảm bảo lợi nhuận tốt cho hộ nuôi.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 23/03/2023
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 00:39 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 00:39 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:39 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 00:39 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:39 17/04/2024