Những số liệu này được Nafiqad đưa ra trong báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2013 và kế hoạch năm 2014.
Theo báo cáo này, tính đến ngày 20-10, Nafiqad đã thanh tra 740 cơ sở, doan nghiệp sản xuất các mặt hàng nông lâm thủy sản, trong đó có 712 cơ sở xếp lại A, B (tương đương 96%). Đây là những cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong 28 cơ sở xếp loại C - cần tiếp tục theo dõi và kiểm tra lần sau, đã có một cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNN ban hành ngày 3-8-2011 do sau hai lần kiểm tra đã không đạt yêu cầu.
Mặc dù, kết quả kiểm tra cho cho thấy đa phần những cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản đạt an toàn thực phẩm nhưng kết quả kiểm tra của Nafiqad tại nhiều chợ, cửa hàng cho thấy, tỷ lệ các mặt hàng thịt, cá có hàm lượng kháng sinh cấm trên thị trường lại vượt mức cho phép.
Ngoài đoàn kiểm tra của Nafiqad, trong thời gian qua, đã có nhiều đoàn thanh tra của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga... đến thanh kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại những cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam, trong đó, đặc biệt chú trọng vào các doanh nghiệp thủy sản.
Mới đây, Nafiqad cho biết Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã có yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của một công ty vào thị trường Nga sau khi phát hiện lô hàng bạch buộc đông lạnh có hàm lương vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép.
Cũng liên quan đến những lô hàng thủy sản xuất khẩu, Nafiqad cho biết, trong thời gian qua số doanh nghiệp bị cảnh báo có dư lượng kháng sinh vượt quy định có xu hướng giảm dần tại thị trường Nhật Bản. Cụ thể, trong tháng 1-2013 có đến 5 doanh nghiệp nằm trong danh sách vị phạm nhưng từ tháng 5 trở lại đây, mỗi tháng chỉ có một doanh nghiệp bị cảnh báo có lượng kháng sinh vượt ngưỡng quy định của phía Nhật.
Hiện những chất kháng sinh mà Nhật đang kiểm tra là ethoxyquin, entofloxacin… với mức phát hiện là 0,01mg/kg (tương đương một phần triệu) đối với tôm nhập từ Việt Nam.