Nafiqad yêu cầu Úc kiểm tra tin cá điêu hồng Saigon Food bị cảnh báo

Ngay sau khi Công ty cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food) lên tiếng phản đối cáo buộc cá điêu hồng do đơn vị này sản xuất và xuất khẩu sang Úc bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu phía Úc kiểm tra lại các thông tin cáo buộc có liên quan đã đưa ra trước đó.

cá điêu hồng
Nafiqad chính thức yêu cầu phía Úc kiểm tra lại thông tin cáo buộc Saigon Food xuất khẩu cá điêu hồng vào quốc gia này và bị cảnh báo nhiễm kháng sinh. Trong ảnh là cá điêu hồng nuôi bè của nông dân Tiền Giang (ảnh minh họa).

Nafiqad mới đây đã chính thức có văn bản gửi đến bộ phận thực phẩm nhập khẩu thuộc Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc, cho rằng ngay sau khi nhận được thông tin cảnh báo của đơn vị này (nhận qua e-mail) vào ngày 20-5-2016 về lô hàng cá điêu hồng đông lạnh của Saigon Food bị nhiễm kháng sinh Enrofloxacine, Nafiqad đã yêu cầu Saigon Food thực hiện truy xuất lô hàng, điều tra nguyên nhân, thiết lập và áp dụng các biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, theo Nafiqad, qua báo cáo của Saigon Food cho thấy đơn vị này không sản xuất và xuất khẩu lô hàng cá điêu hồng đông lạnh nào vào thị trường Úc và cũng không hề có quan hệ thương mại với nhà nhập khẩu Always Fresh Trading Co., Ltd., đơn vị nhập khẩu bị cáo buộc đã nhập hàng từ Saigon Food.

Thực tế, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Saigon Food, cũng đã chính thức lên tiếng khẳng định doanh nghiệp hoàn toàn không sản xuất và xuất khẩu lô hàng cá điêu hồng đông lạnh nào vào Úc và cũng không có quan hệ thương mại nào với đối tác như cáo buộc của phía Úc.

“Do vậy, Nafiqad trân trọng đề nghị quý cơ quan (phía Úc) cung cấp thêm thông tin (mã số doanh nghiệp, mã số lô, số chứng thư nếu có) liên quan đến lô hàng này để phục vụ cho hoạt động truy xuất”, theo văn bản gửi đến phía Úc.

Nafiqad cũng có ý kiến với phía Úc liên quan đến việc Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Ngô Bros và Công ty thủy sản Minh Phú-Hậu Giang xuất khẩu các lô hàng tôm đông lạnh vào thị trường Úc bị cảnh báo do nhiễm vi sinh vượt mức cho phép.

Theo Nafiqad, sau khi đơn vị này có yêu cầu điều tra nguyên nhân đối với lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục, kết quả thẩm tra do Nafiqad thực hiện đối với hai doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo cho thấy việc điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục là phù hợp.

Chính vì vậy, Nafiqad cũng đã có đề nghị Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc xem xét, dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thủy sản được sản xuất bởi hai doanh nghiệp nêu trên.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 08/06/2016
Đăng ngày 09/06/2016
Trung Chánh
Thế giới

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 06:09 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 06:09 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 06:09 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 06:09 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 06:09 29/12/2024
Some text some message..