Năm 2016, xuất khẩu thủy sản sẽ phải cạnh tranh gay gắt

Năm 2015, xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,72 tỷ USD, giảm hơn 14,5% so với năm 2014. Tuy nhiên, nhìn chung xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được tổng sản lượng ổn định.

Bộ trưởng Phát
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản 2015 vừa được VASEP tổ chức chiều 26-12 tại TP Hồ Chí Minh, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, mặc dù trong năm 2015 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 6,72 tỷ USD, tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu đều tương đối ổn định, vì vậy, con số đạt 6,72 tỷ USD, giảm 14,5% so với 2014 (7,83 tỷ USD) không có gì đáng lo ngại.

Giải thích về điều này, ông Minh cho biết, sở dĩ xuất khẩu thủy sản năm nay chỉ đạt 6,72 tỷ USD là do giá thế giới đều giảm, bên cạnh đó biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, song sản lượng vẫn không giảm, nhìn chung bức tranh xuất khẩu thủy sản của 2015 vẫn có những gam màu sáng.

Tuy nhiên, theo ông Minh, trong năm 2016, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt, bởi khi thị trường mở cửa thì các hàng rào kỹ thuật sẽ tăng lên, đó là điều đương nhiên. Hơn nữa, trong năm 2016, giá điện sẽ tăng 10%, bảo hiểm xã hội đối với người lao động cũng tăng lên. Nhất là việc vay vốn ngoại tệ của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Để khắc phục tình trạng trên, theo ông Minh, các doanh nghiệp cần tập trung tiêu thụ ngay trên thị trường trong nước, đồng thời không nên chỉ chú trọng vào thị trường Mỹ mà cần mở rộng vào thị trường châu Á với dân số hơn 3 tỷ người.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 6,5 triệu tấn, bao gồm sản lượng khai thác khoảng 3 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,5 triệu tấn. Diện tích nuôi trồng 1,28 triệu hecta.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay trong ngành thủy sản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khiến sản xuất thủy sản không đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra: Vấn đề thứ nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, điều này phụ thuộc vào giá thành và chất lượng. Muốn phát triển hơn nữa, ngành thủy sản phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng, nếu không giảm được giá thành thì sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề thứ hai là tính bền vững. Chúng ta phải làm sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình hình ô nhiễm môi trường, vì ô nhiễm môi trường sẽ góp phần dẫn tới dịch bệnh…

đánh bắt thủy hải đặc sản
Ngành đánh bắt khai thác thủy sản ngày càng gặp nhiều khó khăn

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch VASEP Ngô Văn Ích cho biết, trong năm 2015, cả ba mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính là tôm, cá tra và cá ngừ đều đồng loạt giảm so với năm 2014, xuất khẩu tôm năm ngoái đạt 4 tỷ USD thì năm nay chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngoái, các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%, riêng mặt hàng cá biển tăng 5%.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, kế hoạch trong năm 2016, Bộ sẽ triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển nuôi trồng thủy sản trong chiến lược phát triển ngành, liên kết sản xuất theo chuỗi…, đồng thời Bộ cũng sẽ kiến nghị sửa đổi Luật Thủy sản, sửa đổi Thông tư 06/2010 về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu…

Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu, tránh trú bão theo quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển khai thác xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát các quy hoạch, quy định về nuôi trồng thủy sản, kiểm tra phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý giống thủy sản, quản lý cá tra, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường…

Để giảm giá thành trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời diều chỉnh mùa vụ nuôi tôm trong nước thu hoạch sớm hơn so với Ấn Độ (tháng 6 Ấn Độ thu hoạch rộ, trong khi Việt Nam là tháng 7). Vì vậy, năm 2016, kết hợp với diễn biến thời tiết, Tổng cục Thủy sản sẽ chỉ đạo điều chỉnh mùa vụ thả sớm hơn năm trước một tháng để tranh thủ thị trường. Đồng thời, phát triển mạnh tôm sinh thái, tôm công nghệ cao, tôm VietGAP, GlobalGAP…

Mặc dù, còn nhiều khó khăn, thách thức, song theo dự báo của VASEP trong năm 2016, tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2015.

Kinh tế nông thôn, 26/12/2015
Đăng ngày 28/12/2015
Quang Minh

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:10 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 08:10 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 08:10 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 08:10 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:10 26/06/2024
Some text some message..