Năm 2023, năm thách thức đối với ngành tôm châu Á

Thông tin từ Trưởng bộ phận phân tích thủy sản của Rabobank, trong năm 2023, giá tôm cũng khó có thể cải thiện nhiều so với mức hiện tại. Sự kết hợp giữa suy thoái toàn cầu cộng với dư cung khiến giá giảm trong nửa sau năm 2022.

Chế biến tôm
Sản lượng tôm châu Á sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ trong năm 2023. Ảnh: VASEP

Bối cảnh châu Á 

Các nhà sản xuất tôm châu Á sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn, chuyên gia cho biết các quốc gia sản xuất tôm đều mở rộng nguồn cung vào năm 2021. So với năm 2020, sản lượng của Ấn Độ tăng 20%, tuy nhiên do các vấn đề về thời tiết, dịch bệnh, chi phí thức ăn tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, nên dự kiến tốc độ tăng trưởng chung sẽ âm vào năm 2022. Vấn đề EHP và EMS liên tục xảy ra khiến chi phí sản xuất tăng cao, kéo theo giá thức ăn cao hơn song đó là giá tôm thấp hơn, khiến nhiều trang trại không có lãi nên sản xuất của ngành đang dần thu hẹp. 

Sản lượng tôm ở Việt Nam ổn định. Mặc dù Indonesia đang có tăng trưởng nhẹ, do nước này hiện đang xuất khẩu phần lớn sang Mỹ, nhưng chuyên gia cho rằng con số này cũng sẽ sớm suy thoái.  Nhìn chung, châu Á, thị trường chiếm 2/3 sản lượng tôm thế giới đang thực sự đi xuống. Lần đầu tiên tổng sản lượng tôm châu Á giảm kể từ năm 2013 trong khi tôm là ngành có mức tăng trưởng ổn định và đạt mức trung bình 4,7% trong thập kỷ qua. 

Các kết quả khảo sát các nhà sản xuất của Liên minh Thủy sản Toàn cầu đã được công bố, cho thấy một số kết quả đầy hứa hẹn. Những người tham gia khảo sát có xu hướng bày tỏ triển vọng tích cực cho năm 2023, họ cho rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại như một nhà sản xuất và một thị trường tiêu thụ lớn đối với ngành tôm trong năm tới. 

Hầu hết ý kiến chỉ ra đều cho rằng lũ lụt và đóng cửa nhà hàng do COVID-19 bùng phát gây tác động đến sản xuất và tiêu thụ tôm trong năm 2022 sẽ không lặp lại trong năm 2023. Người tham gia khảo sát dự đoán trong năm 2023, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% song song đó là sự tăng trưởng của Ecuador.

Chế biến tôm thẻNhà máy chế biến tôm ở Ecuador. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Khả năng nếu tất cả dịch vụ thực phẩm ở Trung Quốc mở cửa trở lại năm 2023, tuy nhiên cần phải gia tăng nhu cầu tiêu thụ tôm nhiều hơn. Dự kiến trong năm tới, Ecuador sẽ xuất khẩu khoảng 700.000 tấn tôm sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc bán khoảng 800.000 - 900.000 tấn nội địa. 

Tuy nhiên, chuyên gia lại dự đoán về một năm 2023 khó khăn cho thị trường châu Á. Ông Nikolik không nghĩ các nền kinh tế châu Á sẽ được tách biệt hoàn toàn với suy thoái ở phương Tây, rất khó dự đoán tiêu thụ dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc vì chúng không phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế vi mô mà phụ thuộc vào COVID: Chỉ cần một vài trường hợp mắc COVID ở Thượng Hải và Chính phủ sẽ áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt. 

Thị trường Nam Mỹ vẫn có dấu hiệu gia tăng 

Trái với dự đoán về sự suy giảm của ngành tôm châu Á và sụt giảm tại thị trường Mỹ, doanh số bán tôm của Ecuador vẫn tăng lên (tăng 1,6% trong tháng 8/2022). Họ đã có tôm giá rẻ an toàn sinh học, sở hữu tuyến đường vận chuyển thuận lợi và lợi thế thị trường đáng kể khi xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, ngành tôm Ecuador cũng đã đầu tư vào các thiết bị chế biến cần thiết để đa dạng sản phẩm. Đó chính là điểm khiến Ecuador trở thành quốc gia có ưu thế hơn so với các nước châu Á. 

Chuyên gia nhận định, tổng sản lượng tôm của Ecuador năm 2023 so với 2022 sẽ cao hơn 30%, có thể sẽ đạt 1,3 triệu tấn, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Chuyên gia cho biết thêm, mức giá ngành tôm sẽ tương đối yếu trong suốt năm 2023, chi phí thức ăn có thể sẽ tốt hơn một chút nhưng vẫn không đủ để cho phép các nhà sản xuất châu Á phát triển. 

Đăng ngày 21/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 17:27 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 17:27 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 17:27 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:27 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 17:27 23/09/2023