Trong báo cáo tại Aquaculture America 2014 tuần trước, Ông Benjamin Moll, thuộc Aonori Aquafarms, đã giải thích rằng trong mô hình kết hợp này tôm sẽ sử dụng rong biển có hàm lượng protein cao làm thức ăn, việc này sẽ làm giảm đáng kể lượng thức ăn viên cung cấp cho tôm.
Rong biển nổi trên mặt nước chúng sử dụng khí C02, NH3, Phốt phát, Ni tơ và các dưỡng chất khác thải do tôm thải ra và làm cho nước trong hệ thống nuôi luôn sạch.
Ông Moll cũng lưu ý rằng ban đầu nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng tôm thẻ chân trắng ở vùng Sinaloa, Mexico nhưng do nhiệt độ nước của vùng khá cao (khoảng 35ºC) là không phù hợp cho rong biển ulva (thích hợp ở nhiệt độ 12-30ºC). Để khắc phục trở ngại này, tôm nâu Mexico bản địa Farfantepenaeus californiensis đã được lựa chọn thay thế tôm thẻ chân trắng, loài tôm nâu này có nhiệt độ môi trường sống thích hợp trong khoảng 20-30ºC, và nghiên cứu đã được chuyển đến vùng San Quintin, Mexico với các ao thí nghiệm được bố trí trong nhà kính.
Về tổng quan, mô hình tỏ ra rất vền vững và triển khai rất hiệu quả. Việc sử dụng rong biển ulva đã giảm được chi phí thức ăn và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Các nhà khoa học cũng thấy rằng một con tôm cái sản xuất được khoảng 200.000-400.000 trứng và sự sinh sản tự nhiên cũng đã diễn ra thành công, do đó lượng tôm tự nhiên không cần bổ sung trong quá trình nuôi.
Một lợi ích khác của hệ thống nuôi còn thể hiện ở sự kháng khuẩn của rong biển ulva, hạn chế rủi ro dịch bệnh cho tôm nuôi. Tỷ lệ sống của tôm nuôi tương đối cao, đạt khoảng 60%.
Mặc dù tôm trong thí nghiệm không đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng việc giảm được chi phí sản xuất và tạo ra sản phẩm chất lượng cao đã khẳng định được thành công của hệ thống nuôi này./.