Nâng cao hiệu quả nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam

Sáng 8-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam.

ruốc cá hồi
Sản phẩm cá nước lạnh ở Sa Pa (Lào Cai) được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến, đại diện Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Lào Cai, Lâm đồng và 150 đại biểu là doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) ở tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng.

Cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) được đưa vào nuôi và kinh doanh thương mại ở nước ta từ năm 2014. Sau hơn 15 năm, hoạt động sản xuất và kinh doanh cá nước lạnh đã mở rộng đến 25 tỉnh trong cả nước, sản lượng cá nuôi nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên, cụ thể là ở Lâm Đồng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…

Sản lượng nuôi cá nước lạnh ngày càng tăng, công nghệ nuôi ngày càng phát triển, tăng trưởng sản xuất từ năm 2007 đến năm 2020 đạt 68%, sản lượng cá năm 2020 đạt gần bốn nghìn tấn.

Việc sản xuất con giống và thức ăn có nhiều tiến bộ. Hiện tại, các cơ sở sản xuất con giống ở Lâm Đồng và Lào Cai đạt khoảng hơn ba triệu con, đáp ứng được khoảng 60% (3,3/5 triệu con) nhu cầu nuôi cá nước lạnh trong nước, với phương pháp là nhập trứng cá đã thụ tinh từ nước ngoài về tiếp tục ấp, sau đó ương lên cá giống hoặc nhập khẩu cá bột về ương dưỡng thành cá giống. 

Để chủ động con giống, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã triển khai đề án “Hoàn thiện qui trình công nghệ và sản xuất giống cá tầm” đạt kết quả tốt, tỷ lệ trứng nở con đạt 80%, tỷ lệ cá bột lên cá giống đạt 60%. Về sản xuất thức ăn, các cơ sở sản xuất trong nước hiện bảo đảm được 90% thức ăn cho cá tầm và 50%  thức ăn cho cá hồi, giá thành rẻ hơn từ 5-6 nghìn đồng/kg.

Hiện nay, sản phẩm cá nước lạnh sản xuất trong nước chủ yếu được tiêu thụ tươi sống hoặc cấp đông, rất ít qua chế biến. Tại các tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng, Sơn La, Lai Châu…, cá hồi và cá tầm được bán ngay tại địa phương, thông qua bán lẻ tại các chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn cao cấp hoặc bán trực tiếp cho du khách trong và ngoài tỉnh khi đến tham quan trang trại nuôi cá nước lạnh, với giá bán từ 200-250 nghìn đồng/kg, tùy thời điểm.

Khó khăn lớn nhất trong sản xuất, kinh doanh cá nước lạnh ở nước ta hiện nay là biến đổi khí hậu, từ khi đưa cá nước lạnh vào Việt Nam (năm 2025) đến nay, nhiệt độ tại các vùng nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai, Lâm Đồng, Sơn La đã tăng thêm khoảng 1,5 độ C, khiến vùng nuôi cá tầm, cá hồi bị thu hẹp và gặp nhiều thách thức. 

Cá giống và thức ăn phải nhập khẩu từ châu Âu nên giá thành cao, không chủ động, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Tại các vùng nuôi cá nước lạnh như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ ống, lũ quét, gây nhiều thiệt hại. 

Tại Hội nghị, đại diện Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai, Hiệp hội cá nước lạnh Lâm Đồng đã thống nhất  mục tiêu đến năm 2030, sản lượng đạt 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh (trứng cá hồi) được xuất khẩu, sản xuất và bảo đảm được 100% nhu cầu cá giống và thức ăn cho nuôi cá nước lạnh trong nước.

Các giải pháp được đưa ra là:  Tập trung vào liên kết giữa các  trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh với  các địa phương, cơ sở nuôi cá thương phẩm trong cả nước để chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống và thức ăn, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý môi trường nuôi cá nước lạnh…, nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm cá nước lạnh (cá thịt, cá trứng, trứng cá, sản phẩm phụ…), đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất cá nước lạnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá nước lạnh Việt Nam.

Nhân Dân
Đăng ngày 09/11/2020
Quốc Hồng
Nuôi trồng

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:27 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 05:27 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:27 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 05:27 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 05:27 07/05/2024