Nâng cao năng lực quản lý nghề cá ngừ đại dương

Trong khuôn khổ Dự án “Quản lý nghề cá ngừ đại dương” do Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPEC) tài trợ, ngày 13/11, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với WCPEC tổ chức Hội thảo “Đánh giá các báo cáo tư vấn liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách và cơ cấu tổ chức trong quản lý nghề cá ngừ ở Việt Nam”.

Nguồn: dasafood.vn
Nguồn: dasafood.vn

Hội thảo tập trung rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế về các quy định liên quan đến hoạt động quản lý khai thác cá ngừ. Trên cơ sở đó, đề xuất với Nhà nước ban hành bổ sung các văn bản mới cho phù hợp. Đây cũng là một trong những hoạt động góp phần tạo cơ sở để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WCPEC trong thời gian tới.

Các ý kiến tại hội thảo cho rằng nguồn lực cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác quan trọng, chủ lực của nghề cá Việt Nam. Nghề khai thác cá ngừ đại dương có vị trí quan trọng chiến lược của nghề cá nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sử dụng hợp lý, công bằng nguồn lợi cá ngừ đại dương góp phần phát triển bền vững nghề cá xa bờ, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khai thác, thương mại sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam chưa được quản lý hiệu quả. Việt Nam chưa đánh giá được biến động, phân bố nguồn lợi, chưa kiểm soát được cường lực khai thác và sản lượng khai thác của các địa phương.

Bên cạnh đó, các quy định quản lý chưa đầy đủ hoặc chưa được thực thi nghiêm túc; phương thức quản lý chưa được xác định rõ và thể chế quản lý chưa phù hợp; hệ thống thông tin, dữ liệu chưa phục vụ tốt việc quản lý nghề cá hiệu quả. Chưa có kế hoạch quản lý riêng biệt đối với nguồn lợi, hoạt động khai thác và thương mại cá ngừ đại dương.

Hiện nay đã phát hiện được chín loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển của Việt Nam, trong đó nhóm cá ngừ đại dương phân bố chủ yếu ở vùng biển xa bờ miền Trung và vùng giữa biển Đông Nam Bộ, trữ lượng ước tính khoảng hơn 660.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương đang phát triển mạnh ở các tỉnh như Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với bốn nghề chính là câu vàng, câu tay, lưới rê trôi và lưới vây.

Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn thứ ba thế giới, với hơn 90 thị trường. Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu thường ở dạng tươi nguyên con, xắt khúc, cá ngừ đông lạnh, đóng hộp, nguyên liệu… Trong chín tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đạt 430 triệu USD./.

TTXVN
Đăng ngày 13/11/2012
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:29 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:29 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:29 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:29 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:29 29/11/2024
Some text some message..