Nâng chất tôm - rừng

Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Dự án Phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải (MAM), con tôm nuôi dưới tán rừng (nuôi sinh thái) được nhiều tổ chức quốc tế công nhận tôm sạch, được bán vào các thị trường lớn khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada, Úc…

Nâng chất tôm - rừng
Tôm - rừng là hướng đi bền vững mang tầm chiến lược của Cà Mau.

Đây được xem là chiến lược quan trọng trong việc phát triển ngành tôm Cà Mau trong thời gian tới. Trên 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 280.000 ha nuôi tôm, với nhiều loại hình nuôi như chuyên tôm, luân canh lúa - tôm, xen canh tôm - rừng, tôm công nghiệp, tôm siêu thâm canh… sản lượng tôm của tỉnh hằng năm đạt trên 150.000 tấn; con tôm đang là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Xây dựng thương hiệu tôm sạch

Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, có truyền thống nuôi tôm dưới tán rừng lâu nhất và hiệu quả nhất. Những năm gần đây, tỉnh đang quan tâm mở rộng diện tích nuôi tôm dưới tán rừng và được các tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận tôm sạch cho gần 20.000 ha của hơn 4.200 hộ dân ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi.

Ngoài ra, hiện tỉnh còn lợi thế nữa là có gần 100.000 ha lúa - tôm, nuôi tôm xen canh dưới tán rừng đang được các tổ chức quốc tế xem xét chứng nhận theo loại hình nuôi sinh thái.

Ông Châu Công Bằng thông tin thêm, hiện toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp tham gia mô hình chuỗi tôm - rừng, xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về gần 1 tỷ USD/năm. Thực phẩm sạch đang là nhu cầu bức thiết hiện nay, do đó, con tôm sinh thái đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Là người có nhiều tâm huyết với mô hình nuôi tôm sinh thái, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Dự án MAM tại Cà Mau cho biết, tôm sinh thái đang được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian qua hiệu quả kinh tế của mô hình này còn nhiều hạn chế do nuôi tự phát, nhỏ lẻ, chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chưa có sự liên kết chuỗi.

Theo đó, không truy xuất được nguồn gốc dẫn đến không đăng ký được chứng nhận quốc tế ASC, BAP, GlobalGAP… để bán vào các thị trường lớn và khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada, Úc… Vì thế, sản phẩm tôm rừng chưa tạo ra sự khác biệt và giá bán chưa cao so với tôm nuôi thông thường.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thuỷ cho biết thêm, mục tiêu phát triển của dự án là để khôi phục rừng ngập mặn, chống biến đổi khí hậu, tăng năng suất, thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện vai trò liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế bền vững từ con tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế.

Tại hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 111/QĐ-UBND và đề xuất cho chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc Dự án MAM, các chuyên gia ngành tôm nhận định, so với nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái có nhiều điểm khác biệt. Nuôi tôm công nghiệp cần sự đầu tư lớn về kinh phí như thức ăn, hệ thống xử lý nước thải, chi phí thuốc điều trị bệnh trên tôm và mật độ thả nuôi rất dày..., trong khi đó, nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn, hoặc tôm - lúa lại được thả với mật độ thưa, chi phí đầu tư thấp, không tốn nhân công, giá doanh nghiệp thu mua cao hơn so với tôm nuôi công nghiệp.

Đặc biệt là có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức Phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và phát thải của tổ chức phát triển Hà Lan MAM...

Môi trường sản xuất bền vững

Hiệu quả mô hình nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế đã được chứng minh, người dân thật sự bị thuyết phục và sẽ tham gia mô hình này dài lâu. Ông Tăng Kim Ngân, ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết, khi tham gia sản xuất chuỗi tôm rừng, các công ty ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm và được hưởng lợi từ phí chi trả dịch vụ môi trường rừng; tôm bán với giá cao hơn từ 5-10% so với các loại hình nuôi tôm khác. Đặc biệt, môi trường sản xuất rất bền vững.

Ông Tăng Thái Xuyên, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú, kiến nghị, tỉnh cần quan tâm quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ… tạo ra sản phẩm sạch, an toàn với người tiêu dùng đang được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy nhanh xúc tiến thương mại, quảng bá, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú trọng vấn đề nhãn mác và kiểm định chất lượng để xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường để bán vào các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cũng tại hội thảo này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhấn mạnh, do Cà Mau là tỉnh đi tiên phong trong việc thực hiện Dự án MAM, nhất là chi trả dịch vụ môi trường rừng. Khó khăn trong việc phát triển tôm rừng là do nguồn tôm bố mẹ không đảm bảo, chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Trong khi đó, việc đánh bắt ngày càng hạn chế nên địa phương chưa chủ động tạo nguồn tôm bố mẹ; việc khai thác, đánh bắt không đồng bộ, khiến chất lượng con giống thiếu ổn định…

Có được thành công bước đầu là do các tổ chức quốc tế tích cực hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện các chính sách phát triển, bảo vệ rừng trước biến đổi khí hậu. Cộng hưởng vào đó là sự đồng tình và đồng hành của các doanh nghiệp, ban, ngành địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, cần điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế địa phương, làm cơ sở để đề xuất bộ, ngành Trung ương hỗ trợ Cà Mau trong thời gian tới, bởi do chúng ta là tỉnh đi đầu cả nước trong việc triển khai mô hình này.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 28/09/2018
Trung Đỉnh
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 16:14 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 16:14 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:14 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 16:14 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:14 16/04/2024