Năng lượng sinh học tái tạo

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Cambridge đã phát triển các “tòa nhà chọc trời” cho các cộng đồng vi khuẩn để hỗ trợ tạo ra năng lượng sinh học tái tạo.

Công nghệ 3D
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các lưới 'nhà ở nano' cao tầng. Ảnh: techxplore.com

Các nhà khoa học đã phát triển những vi khuẩn này như thế nào? 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các lưới ’nhà ở nano’ cao tầng, nơi các vi khuẩn ưa nắng có thể phát triển với tốc độ nhanh chóng. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học sau đó đã có thể trích xuất các điện tử thải của vi khuẩn, còn sót lại từ quá trình quang hợp, có thể được sử dụng trong sản xuất năng lượng sinh học tái tạo, để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử nhỏ. 

Các thí nghiệm trước đây đã áp dụng phương pháp chiết xuất năng lượng từ vi khuẩn quang hợp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Cambridge đã phát hiện ra rằng việc cung cấp cho chúng vào đúng môi trường ưa thích của chúng sẽ làm tăng mức năng lượng mà chúng có thể tạo ra lên hơn một bậc độ lớn. Do đó, cách tiếp cận này đã tạo ra sự cạnh tranh với các phương pháp tạo năng lượng sinh học tái tạo truyền thống và đã đạt đến hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời và có thể cạnh tranh với nhiều phương pháp tạo nhiên liệu sinh học hiện có. 

Thí nghiệm đã tiết lộ điều gì liên quan đến việc tạo ra năng lượng sinh học tái tạo? 

Kết quả nghiên cứu đã mở ra một con đường mới trong việc sản xuất năng lượng sinh học và chứng minh rằng các nguồn năng lượng mặt trời “biohybrid” có thể là một thành phần quan trọng trong nỗ lực tạo ra hỗn hợp năng lượng không carbon. 

Các công nghệ tái tạo hiện tại, chẳng hạn như pin mặt trời dựa trên silicon và nhiên liệu sinh học, chúng vượt trội hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch về lượng khí carbon thải ra môi trường, nhưng chúng cũng có những hạn chế, chẳng hạn như phụ thuộc vào khai thác, thách thức trong tái chế, phụ thuộc vào nông nghiệp và đất đai sử dụng, dẫn đến sự giảm thiểu đa dạng sinh học. 

Những vấn đề gì phải đối mặt trong việc phát triển những vi khuẩn này? 

Vi khuẩn lam - 1 loại vi khuẩn quang hợp, là loại vi khuẩn có dạng sống phong phú nhất trên Trái Đất. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm cách để “nối dây” lại các cơ chế quang hợp của vi khuẩn lam để lấy được năng lượng tạo ra từ chúng. 

Có một nút thắt về lượng năng lượng mà chúng ta có thể tạo ra từ ​​các hệ thống quang hợp, tuy nhiên đến hiện tại không ai có thể tìm ra nút thắt nằm ở đâu. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng nút thắt đó nằm ở các khía cạnh sinh học, ở bên trong vi khuẩn, nhưng thực tế nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nút thắt cổ chai thực sự nằm ở khía cạnh vật chất. Để có thể phát triển, vi khuẩn lam cần một lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, và để lấy được năng lượng mà chúng tạo ra thông qua quá trình quang hợp thì vi khuẩn cần được gắn vào các điện cực. 

Vượt qua những thách thức này như thế nào? 

Một nhóm nghiên cứu từ đại học Cambridge đã in 3D các điện cực tùy chỉnh lấy từ các hạt nano oxit kim loại để hoạt động với vi khuẩn lam khi chúng thực hiện quá trình quang hợp. Các điện cực sử dụng cho vi khuẩn lam được in dưới dạng cấu trúc hình cột phân nhánh cao và có thể tùy chỉnh, mức độ dày đặc, tương tự như “các tòa nhà chọc trời”. Kỹ thuật in này cho phép kiểm soát tỷ lệ chiều dài, làm cho các cấu trúc có thể tùy chỉnh cao thấp, có thể mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực. 

Sau khi vi khuẩn lam tự lắp ráp được ở trong ngôi nhà mới của chúng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng hiệu quả hơn các công nghệ năng lượng sinh học hiện tại, chẳng hạn như nhiên liệu sinh học. Kỹ thuật này đã giúp lượng năng lượng được chiết xuất nhiều hơn một bậc so với các phương pháp trước đây thường được sử dụng để sản xuất năng lượng sinh học từ quá trình quang hợp. 

Vi khuẩn lam được ví như những nhà máy sản xuất hóa chất đa công năng. Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu cho phép họ khai thác con đường chuyển đổi năng lượng ngay từ đầu, điều này giúp họ hiểu rõ hơn cách vi khuẩn lam chuyển đổi năng lượng, qua đó có thể tìm cách sử dụng chúng cho các mục đích sinh học khác nhau như tạo ra nhiên liệu tái tạo hoặc sản xuất hóa chất.  

Đăng ngày 16/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 22:38 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 22:38 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 22:38 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 22:38 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 22:38 02/11/2024
Some text some message..