Ngại vay vốn - Tâm lý có thật của ngư dân

Ngại vay vốn theo Nghị định 89 là tâm lý có thật của ngư dân, bởi theo họ, nếu vay vốn, tàu cá đóng mới phải có công suất lớn và vốn vay phải lớn.

ngại vay vốn
Ngại vay vốn là tâm lý có thật của ngư dân.

Nghị định 89 về chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/11 vừa qua. Đây là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Nhiều người hy vọng với Nghị định 89, những nút thắt lâu nay trong chính sách tín dụng cho ngư dân sẽ được tháo gỡ. Ghi nhận thực tế ở các vùng biển cho thấy, để Nghị định 89 đi vào cuộc sống, mấu chốt lúc này vẫn là làm sao tháo gỡ tâm lý e ngại vay vốn trong ngư dân.

Gia đình ông Huỳnh Nuồng, Phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa, Phú Yên bắt đầu đóng chiếc tàu cá vỏ gỗ dài hơn 15m, công suất 520 CV, không dưới 1,2 tỷ đồng sẽ phải chi ra mới đóng được chiếc tàu cá này, đó là khoản tiền không hề nhỏ đối với một gia đình ngư dân. Ngược xuôi lo đủ vốn đóng tàu nhưng gia đình ngư dân này lại không mạnh dạn đăng ký tham gia vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 trước đây (nay là Nghị định 89).

Ông Nuồng cho biết: “Vay ngân hàng phải cố vốn đối ứng, ví dụ 1 tỷ đồng thì phải có 400 triệu đồng. Hiện giờ mình đóng tàu 1,5 tỷ đồng, mình có 1 tỷ đồng nên tự đóng luôn, chỉ khi đóng xong thì mới vay lấy vốn làm chuyện khác, nếu bây giờ bỏ vốn ra đối ứng để vay thì dân ở đây không dám làm”.

Ngại vay vốn theo Nghị định 89 là tâm lý có thật của ngư dân, bởi theo họ, nếu vay vốn Nghị định 89, tàu cá đóng mới phải có công suất lớn, mà tàu công suất lớn thì đòi hỏi vốn vay phải lớn, lên đến gần 10 tỷ đồng, kéo theo vốn đối ứng cũng không hề nhỏ. Trong khi đó, không phải ngư dân nào cũng sẵn có vốn đối ứng, hơn nữa, thời gian qua, sau những vướng mắc phát sinh trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn càng khiến ngư dân nản lòng.

Ông Đỗ Thanh Hiền, Thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, Phú Yên cho biết: “Chính phủ đưa ra chính sách như thế bà con quá mừng, nhưng khâu xét tuyển chậm nên bà con nản”.

Nghị định 89 đã điều chỉnh thời gian vay vốn từ 11 năm lên 16 năm, nghĩa là áp lực trả nợ giảm đi đáng kể. Thế nhưng, nhiều ngư dân vẫn chưa hết lo ngại, cho dù vay vốn đóng được tàu công suất lớn nhưng nếu như sản xuất không có lãi, thì khả năng trả nợ vay cũng rất chông chênh.

Ông Phạm Minh Thảo, Chủ tịch UBND phường 6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên nhìn nhận: “Chủ phương tiện từ trước đến nay năng lực tài chính không đảm bảo theo tinh thần Nghị định. Phương án đánh bắt không khả thi vì môi trường đánh bắt từ trước đến giờ còn nhỏ lẻ, ngư dân phải loay hoay tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa nên rất ngại vay”.

Nhìn lại tình hình thực hiện Nghị định 67 thời gian qua, theo kế hoạch, cả nước sẽ có 2.079 tàu khai thác đánh bắt xa bờ và 205 tàu dịch vụ hậu cần được đóng mới bổ sung. Nhưng sau một năm mới có 23/28 địa phương ven biển phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, tương ứng với 818 tàu trên 400CV.

VTV, 19/12/2015
Đăng ngày 20/12/2015
Tấn Quýnh - Phạm Việt
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:02 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:02 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:02 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:02 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:02 25/11/2024
Some text some message..