Ngăn chặn nhập khẩu tôm: Trung Quốc có vi phạm quy tắc của WTO?

Chính sách đình chỉ nhập khẩu tôm của Trung Quốc có vi phạm các quy tắc của WTO hay không?

Trung Quốc cấm nhập khẩu
Nhiều cường quốc ngành tôm đang lao đao vì Trung Quốc ra lệnh đình chỉ nhập khẩu.

Theo chính quyền Trung Quốc, việc tạm thời đình chỉ nhập khẩu tôm từ một số quốc gia  dựa trên căn cứ sản phẩm tôm này nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm theo xét nghiệp của chính Trung Quốc.

Những tháng cuối năm 2019, các công ty cung cấp sản phẩm tôm trị giá hàng trăm triệu USD cho Trung Quốc đã bị chặn xuất khẩu sang nước này. Chính quyền Trung Quốc cho biết các lô hàng đã được xét nghiệm dương tính với bệnh virus đầu vàng (YHV), virus hội chứng đốm trắng (WSSV) và virus bệnh hoại tử (IHHNV). Tập đoàn Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia của Ả Rập Xê-út (NAQUA) và ba nhà xuất khẩu lớn nhất của Ecuador, một số công ty của Việt Nam nằm trong số những người bị đình chỉ xuất khẩu.

Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng ngành sản xuất tôm thế giới vì cho rằng nước này vi phạm các hiệp ước thương mại của WTO, lợi dụng quy tắc về đình chỉ nhập khẩu liên quan đến kiểm soát mầm bệnh vật nuôi để ngăn chặn nguồn tôm từ các nước khác.

Theo đúng nguyên tắc, Trung Quốc phải kiểm tra các sản phẩm tôm trong nước và ngăn chặn việc buôn bán tôm nếu chúng dương tính những virus tương tự họ đã đưa ra trong lệnh chặn nhập khẩu. Trong khi trên thực tế, tôm nhiễm WSSV và IHHNV đang được buôn bán bình thường ở Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc đã dỡ bỏ việc đình chỉ nhập khẩu từ Omarsa  chỉ một tuần sau khi áp đặt lệnh cấm, nhưng lệnh đình chỉ đối với các công ty Việt Nam vẫn có hiệu lực. Trong khi đó, Ecuador phải đối mặt với việc kiểm tra chặt chẽ hơn khi nhập cảnh tại các cảng Trung Quốc.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất

Trung Quốc không phải là nước duy nhất dùng cách này. Ấn Độ cũng có lệnh cấm nhập khẩu tôm bố mẹ từ Thái Lan với lý do EMS có mặt ở nước này. Lệnh cấm vẫn được áp dụng mặc dù chính Ấn Độ hiện cũng có dịch EMS.

Việc cấm nhập khẩu tôm tiêu dùng vì lý do dịch bệnh được dùng trong nhiều trường hợp, mặc dù sản phẩm mang mầm bệnh "không có nguy hiểm đáng kể" đối với trữ lượng tôm bản địa. Hầu hết các quốc gia đều bỏ qua quy tác rằng “các biện pháp kiểm dịch động-thực vật phải được áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế”, dù tất cả thành viên tham gia WTO đều đã ký kết.


Khu nuôi tôm ở thành phố Xuân Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: HelloRF Zcool/ Shutterstock

Trong hầu hết các trường hợp, động cơ đằng sau các lệnh cấm như vậy là để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước chống lại các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn hoặc vượt trội hơn. Nếu các nước xuất khẩu bị thiệt hại muốn phản kháng, họ có thể kiện lên  Tòa án Thương mại Thế giới, nhưng thường sẽ mất nhiều năm mà không lại kết quả rõ rệt, vì thế để tránh vấn đề thêm gay gắt, các quốc gia này thường sẽ chọn cách im lặng chờ lệnh đình chỉ được dỡ bỏ.

Quy tắc của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)

Hiên tại OIE có Bộ luật sức khỏe động vật thủy sản cung cấp các khuyến nghị chi tiết về các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học đối với việc buôn bán động vật thủy sản quốc tế. Bộ quy tắc này giúp ngăn chặn sự lây lan các mầm bệnh trên thủy sản giữa các quốc gia và cũng giúp hạn chế cạnh tranh thương mại không lành mạnh.

Các bệnh YHV, WSSV và IHHNV được đề cập trong một chương cụ thể của Bộ luật thủy sản và các thông báo về bệnh, các nước thành viên phải báo cáo về bệnh "minh bạch, kịp thời và nhất quán". Các nước thành viên của OIE có trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế OIE có liên quan ở cấp quốc gia.

OIE hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn này thông qua động thái xây dựng những bộ quy tắc để cải thiện hoạt động kiểm tra, giám sát về thú y và sức khỏe thủy sản ở từng quốc gia. Tuy nhiên, OIE cũng khẳng định, họ không có nhiệm vụ và sẽ không can thiệp vào vấn đề thương mại song phương của các nước.

Theo Louis Harkell - The Undercurrent News

Đăng ngày 26/11/2019
Thảo @thao
Kinh tế

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 22:29 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 22:29 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 22:29 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 22:29 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 22:29 15/01/2025
Some text some message..