Ngành cá tra rệu rã

Giá xuất khẩu giảm, chi phí đầu vào tăng cộng với tín dụng bất hợp lý đã làm cho người nuôi cá tra đang bị lỗ nặng trong khi đây là mặt hàng độc quyền của Việt Nam trên thị trường thế giới

ngành cá tra rệu rã
Người nuôi cá tra thua lỗ nặng trong 2 năm qua

2012 là năm khó khăn của ngành cá tra khi kim ngạch xuất khẩu giảm, doanh nghiệp (DN) chế biến và người nuôi cá thua lỗ. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị “Tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL năm 2012 và kế hoạch năm 2013” tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 25-1, cho rằng cá tra là sản phẩm độc quyền của Việt Nam, xuất khẩu sang hơn 130 nước nhưng không mang lại lợi nhuận cho người nuôi là điều bất hợp lý.

Người nuôi lỗ 1.000 - 4.000 đồng/kg

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong năm 2012, diện tích nuôi cá tra khu vực ĐBSCL đạt 5.910 ha, sản lượng thu hoạch gần 1,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 1,7 tỉ USD, giảm 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Giá cá tra nguyên liệu trong năm liên tục giảm mạnh, dao động từ 19.000-24.000 đồng/kg, người nuôi lỗ từ 1.000 - 4.000 đồng/kg. Hiện ĐBSCL có hơn 130 DN xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 công ty chế biến, 72 công ty thương mại và đang có khoảng 20 công ty chỉ hoạt động cầm chừng do thua lỗ.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), cho biết: “Trong năm qua, sản lượng cá tra tăng hơn 90.000 tấn nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm, trong khi giá thức ăn lại tăng”.

Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, phân tích: “Liên tục 2 vụ, người nuôi cá tra lại thua lỗ nặng. Hiện nay, họ không còn vốn để nuôi tiếp, ngân hàng lại siết chặt cho vay. Ngành cá tra đang như một trận bóng đá mà không có trọng tài”.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng cách làm ăn không minh bạch của một số DN đã làm mất uy tín của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì lợi nhuận, không ít DN tiêm hóa chất tạo nước vào cá để tăng trọng lượng, làm giảm chất lượng cá.

Các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đang lỗ nặng. Ảnh: CA LINH

Các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đang lỗ nặng. Ảnh: CA LINH

Vốn vay: Chỗ thừa, chỗ thiếu

Báo cáo tại hội nghị, ông Cát Quang Dương, Vụ phó Vụ tín dụng Nhà nước, cho biết trong năm 2012, dư nợ cho vay nuôi và thu mua cá tra đạt hơn 22.700 tỉ đồng, tăng gần 25% so với năm trước.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng thông thường các ngân hàng (NH) chỉ cho người nuôi hoặc DN vay trong 4 tháng, trong khi quy trình sản xuất cá tra kéo dài 8-10 tháng.

Ông Dương cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo các NH thương mại kéo dài thời gian cho vay để phù hợp với quy trình sản xuất. Thời gian vừa qua, nhiều khách hàng nuôi và chế biến cá tra không vay được vốn là do giữa họ với các tổ chức tín dụng không hiểu nhau. NH Nhà nước sẽ chỉ đạo các NH thương mại mạnh dạn cho DN và người nuôi cá tra vay”.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP, băn khoăn: “Trong năm qua, dư nợ cho ngành cá tra vay tăng gần 25% nhưng thực tế ngược lại, DN và người nuôi đang cạn kiệt vốn. Cần phải xem lại, mức tăng trưởng này có phải do lãi chồng lãi?”. Theo ông Minh, tỉnh Hậu Giang chỉ có 2-3 DN chế biến và xuất khẩu cá tra, kim ngạch xuất khẩu hằng năm chưa tới 50 triệu USD nhưng làm gì NH cho khu vực này vay đến 2.500 tỉ đồng?

Ngược lại, trong khi kim ngạch xuất khẩu cá tra lên đến 1,7 tỉ USD/năm nhưng NH chỉ “bơm” hơn 22.700 tỉ đồng cho ngành này là không tương xứng. “NH cần tìm hiểu để tái cơ cấu cho DN và người nuôi vay. Bộ NN-PTNT, Chính phủ cần sớm có giải pháp ổn định để DN và nông dân nuôi cá tra có lời” - ông Minh đề nghị.

Vốn - đòn đánh cuối cùng

TS Võ Hùng Dũng cho rằng thay vì được vay vốn dài hạn, nhiều DN chỉ vay được vốn ngắn hạn để đầu tư nhà máy. Đến khi NH rút vốn, DN gặp khó khăn dẫn đến nợ người nuôi. Người nuôi cụt vốn phải bán đổ bán tháo cá. Có thể nói vốn là đòn đánh cuối cùng làm sụp đổ ngành cá tra. “Hiện nay, tuy chưa có dấu hiệu như Công ty CP Thủy sản Bình An nhưng nhiều DN bên trong đã rệu rã” - ông Dũng cho biết.

 

Người lao động
Đăng ngày 27/01/2013
Ca linh
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 12:05 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 12:05 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 12:05 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:05 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:05 02/12/2024
Some text some message..