Ngành điện "vất vả" vì tôm công nghiệp

Phong trào nuôi tôm công nghiệp tại ĐBSCL đang phát triển mạnh, mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng gây nhiều áp lực cho ngành điện trong việc cung cấp điện an toàn, ổn định cho các vùng nuôi.

Nuôi tôm trong nhà
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi nguồn điện lớn và ổn định

Nở rộ vùng nuôi công nghiệp

Những năm 2009 - 2013, phong trào nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp tại ĐBSCL đã phát triển mạnh ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Thời điểm đó, đa số hộ nuôi phải sử dụng điện sinh hoạt phục vụ nuôi tôm, dẫn đến tình trạng lưới điện quá tải, chất lượng điện áp không đảm bảo. Tuy nhiên, trước lợi nhuận cao của con tôm, người dân các tỉnh ven biển ĐBSCL vẫn đổ xô mở rộng diện tích nuôi. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Đôn Châu (H.Duyên Hải, Trà Vinh), cho biết năm 2013, Trà Vinh đã quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp nhưng tình trạng nuôi tôm ngoài quy hoạch vẫn tăng cao, dẫn đến quá tải nguồn điện, phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Đến nay, Đôn Châu có hơn 300 hộ nuôi tôm (chiếm gần 1/10 số hộ dân trong xã), với khoảng 500 ha diện tích mặt nước, nhưng chỉ có khoảng 300 ha trong vùng quy hoạch, còn lại là tự phát.

Tương tự, tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm công nghiệp cũng tăng hàng ngàn héc ta mỗi năm, trong đó có rất nhiều diện tích ngoài vùng quy hoạch, người dân phải tự câu điện sinh hoạt để nuôi tôm. Một trong những nơi phát triển nóng nhất là Sóc Trăng. Năm 2010 tỉnh này chỉ có 25.600 ha nuôi tôm thì năm 2016 đã tăng lên gần 48.000 ha. Diện tích nuôi tôm phát triển nhanh đã đẩy nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, tạo áp lực lớn cho ngành điện.

Đầu tư dài hơi

Trước khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện ổn định cho vùng nuôi tôm của người dân ĐBSCL, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã triển khai thực hiện nhiều dự án lưới điện phân phối, phục vụ nuôi tôm công nghiệp trong vùng (thuộc Dự án hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3). Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển phụ tải, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Huỳnh Khánh Lượng (ngụ xã Trung Bình, H.Trần Ðề, Sóc Trăng) cho biết nhà ông có 30 ao nuôi tôm, với diện tích gần 12 ha. Trước đây do không đủ điện, ông chỉ thả nuôi luân phiên các ao. Từ khi dự án điện đưa vào sử dụng, công suất trạm biến áp nâng lên, ông đã thả nuôi hết diện tích. Nhờ đó, doanh thu mỗi năm tăng hàng tỉ đồng. Không chỉ mở rộng diện tích, người nuôi tôm còn tiết kiệm được nhiều chi phí khi nguồn điện thay cho máy sục khí chạy dầu. Ông Nguyễn Văn Đào (xã Đôn Châu) có 4 ao tôm, tổng diện tích 1,1 ha cho biết: “Mỗi ngày tôi phải chạy máy sục khí liên tục 18 tiếng, nếu sử dụng máy diesel, mỗi tháng hết 4 triệu đồng tiền dầu, trong khi chi phí tiền điện chạy mô tơ chỉ khoảng 1 triệu đồng”.

Theo ông Nguyễn Phước Đức, Phó tổng giám đốc EVN SPC, để có kết quả thuận lợi cho người dân, hằng năm EVN SPC đã phải bố trí nguồn vốn đầu tư rất lớn qua các công ty điện lực địa phương, nhằm kịp thời giải quyết yêu cầu phụ tải. Điển hình tại Cà Mau, năm 2015, ngành điện đã dành hơn 17 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp, phát triển lưới điện vùng nuôi ở các huyện: Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Trần Văn Thời. Còn tại Trà Vinh, nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện vùng nuôi tôm năm 2014, 2015 gần 39 tỉ đồng.

Cũng theo ông Đức, về lâu dài, EVN SPC đã xây dựng đề án “Cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, với mức đầu tư hơn 2.200 tỉ đồng. “Dự án này thực hiện không chỉ đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản của người dân mà sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, ngành nghề ở nông thôn, đa dạng hóa sản phẩm ở các địa phương ĐBSCL”, ông Đức nói.

báo Thanh Niên
Đăng ngày 09/11/2016
Tú Uyên
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:15 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:15 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:15 26/11/2024
Some text some message..