Ngành Nông nghiệp và PTNT tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch 2016, kế hoạch 5 năm 2016 - 2020

Sáng 5/1/2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch 2016, kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành ở trung ương và địa phương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và chủ trì hội nghị.

thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát nhận định, năm 2015, sản xuất nông lâm và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là El Nino gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường; Thị trường nông, thủy sản có nhiều biến động, giá cả nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực giảm… Tuy nhiên, với sự nỗ lực chung của toàn ngành, sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ, ngành nông nghiệp và PTNT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,41%, giá trị sản xuất tăng 2,6%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92% và thủy sản tăng 3,06%. Tính bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là 2,6 – 3%. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong tổng giá trị sản xuất đã tăng từ 57% năm 2010 lên khoảng 68% năm 2015.

Về phát triển thủy sản, năm 2015, ngành đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP, đẩy mạnh khai thác xa bờ, duy trì sản lượng nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến và nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản. Năm 2015, ước tổng sản lượng thủy sản đạt 6,55 triệu tấn, tăng 3,4%. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 3,03 triệu tấn, tăng 4% và sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 3,51 triệu tấn, tăng 2,9%. Giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,06% so với năm 2014. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 4,9 %/năm. Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 tăng 27,3% so với năm 2010, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản lượng trên 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha lên khoảng 183 triệu đồng/ha năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Khả năng cạnh trạnh và hiệu quả sản xuất của một số ngành hàng, sản phẩm chưa cao. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả chưa đồng đều, đời sống của một bộ phận nông dân còn gặp khó khăn. Các hình thức hợp tác và liên kết sản xuất còn triển khai chậm và hiệu quả đạt được chưa ổn định. Công tác quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo và phát triển theo hướng CNH, HĐH. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn chậm.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng khẳng định, ngành Nông nghiệp và PTNT có vai trò quan trọng, là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển ổn định kinh tế-xã hội của đất nước. Trong năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, ngành nông nghiệp còn phải chịu tác động tiêu cực do thời tiết cực đoan và khó khăn trong xuất khẩu nông sản do giá nông sản xuống ở mức thấp, bị cạnh tranh khốc liệt. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn ngành, ngành Nông nghiệp và PTNT cơ bản đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng, đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng thực hiện được mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 đã đề ra, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, tạo tiền đề quan trọng để ngành tiếp tục phát triển cao hơn trong năm 2016 và 5 năm 2016 – 2020. Thủ tướng mong muốn ngành nông nghiệp tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đạt được, những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, sáng tạo, đồng thời ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống người dân.

Định hướng phát triển ngành trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Thủ tướng đã nêu năm nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà ngành Nông nghiệp và PTNT cần tập trung triển khai thực hiện. Trước hết, phải nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước để phát triển mạnh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống người nông dân. Trong đó, phải tập trung hoàn thiện thể chế, hệ thống luật pháp trên cơ sở rà soát các lĩnh vực hoạt động của ngành để đề xuất cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Rà soát, cập nhật chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển phù hợp với cơ chế thị trường, thực tiễn sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến hoạt động thuộc phạm vị quản lý của ngành.

Thứ hai, tập trung chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củ sản phẩm, nâng cao thu nhập của người nông dân. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong sản xuất giống, quy trình sản xuất, canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm... Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế, mở rộng thị trường, cần bảo vệ người sản xuất bằng những biện pháp phù hợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế. Tổng kết, đánh giá các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng, hiệu quả để nhân rộng trong phạm vi cả nước thông qua các cơ chế chính sách cụ thể. Tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của ngành, trong đó có tái cơ cấu các nông, lâm trường quốc doanh với phương án, đề án cụ thể để tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt tập trung vào tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước và huy động có hiệu quả nguồn lực từ ngoài xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

Thứ tư, tập trung chỉ đạo, quản lý tốt vật tư nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo chuyển biến rõ nét đối với công tác này trong năm 2016.

Thứ năm, Thủ tướng nhấn mạnh, nước ta là một quốc gia nằm trong số ít quốc gia trên thế giới mà theo nhiều dự báo sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và trên thực tế thời tiết, khí hậu ở nước ta ngày càng cực đoan, cường độ, tần suất bão lũ, nắng hạn không ngừng tăng lên. Vì vậy, năm 2016, ngành nông nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến việc chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, giảm thiểu thiệt hại và hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, thời tiết.

Fistenet, 07/01/2016
Đăng ngày 09/01/2016
Long Trì (FICen)
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 01:41 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 01:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 01:41 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 01:41 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 01:41 27/11/2024
Some text some message..