Ngành thủy sản thế nào sau nửa tháng thực thi EVFTA

Ngày 1/8, EVFTA chính thức được thực thi và ghi nhận sự tăng trưởng trong đơn hàng. Tuy nhiên việc tăng trưởng chưa được như kỳ vọng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu.

chế biến tôm xuất khẩu
Các đơn hàng cho sản phẩm tôm từ EU tăng nhiều hơn khi EVFTA thực thi. Ảnh minh họa

Đơn hàng tôm, mực phục hồi

Sau hơn 2 năm châu Âu quyết định rút "thẻ vàng" đối với ngành thủy sản, giá trị xuất khẩu cũng như sản lượng tại thị trường này sụt giảm nghiêm trọng. Từ vị trí thứ 2 chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, EU rớt xuống vị trí thứ 5 khi chỉ còn chiếm 13%. Do đó, khi EVFTA có hiệu lực, ngành thủy sản kỳ vọng sẽ có sự phục hồi về hoạt động xuất khẩu tại thị trường này.

Theo khảo sát của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kể từ khi EVFTA chính thức được đưa vào thực thi vào đầu tháng 8/2020 đã cho thấy có nhiều dấu hiệu tích cực tại thị trường châu Âu.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP chia sẻ, số lượng đơn hàng tính riêng tại thị trường châu Âu tăng 10% so với tháng cùng kỳ tháng 7. Chứng tỏ EVFTA đã có những tác động rõ ràng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

“Đây là tín hiệu đáng mừng vì trong những năm vùa qua kim ngạch và sản lượng thủy sản xuất sang thị trường này liên tục sụt giảm. Mặc dù chưa được như kỳ vọng của chúng tôi là tăng trưởng 20% nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành đã là rất tốt”, ông Hòe nói.

Cũng theo ông Hòe, số lượng đơn hàng tăng tập trung ở những mặt hàng tôm, mực. Đơn cử, Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, từ đầu năm 2020 ghi nhận sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu, bất chấp tác động của dịch bệnh Covid-19. Nay EVFTA được đưa vào thực thi càng giúp tình hình kinh doanh của công ty thêm thuận lợi.

“Đến thời điểm hiện tại, công ty xuất khẩu 3.000 tấn tôm và các sản phẩm làm từ con tôm tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019; về giá trị đạt trên 31 triệu USD tăng gần 6%. Các mặt hàng chế biến sẵn được tiêu thụ rất tốt. Và sản phẩm làm từ tôm là thế mạnh của công ty nên tình hình kinh doanh của công ty vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan trong thời gian vừa qua”, ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước chia sẻ.

Cá “tỉ đô” vẫn tiếp tục lao đao

Nếu như các mặt hàng tôm, mực ghi nhận sự phục hồi tích cực thì với mặt hàng cá tra tình trạng vẫn hết sức ảm đạm.

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Nam Việt cho biết, từ đầu năm đến nay sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra của công ty giảm từ 30 đến 40% so với cùng kỳ. Ngoài việc sản lượng sụt giảm, giá cả cũng thấp hơn so với thời điểm trước.

Những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khác tình hình cũng tương tự. Ông Nguyễn Văn Kịch - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang) cho biết, cá tra Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng kép. Nguyên nhân, thời gian qua mặt hàng này ở tình trạng dư cung, trong khi đó diễn biến của dịch bệnh Covid-19 khiến việc tiêu thụ bị chậm lại. Trong ngắn hạn, rất khó để tìm ra giải pháp với mặt hàng này.  

“Từ nay tới cuối năm, chỉ còn biết chờ tới khi các nước kiểm soát được tình hình dịch bệnh và mở cửa trở lại thì hoạt động xuất khẩu mới khôi phục trở lại được”, ông Kịch nhận định.

Cùng nhận định, ông Ong Hàng Văn - Phó Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp) – cho biết, trong 7 tháng đầu năm, cá tra là một trong những mặt hàng kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong thời gian qua, bên cạnh các thị trường truyền thống lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU, doanh nghiệp này mở thêm các thị trường khác như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc…. Tuy nhiên, những quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên hoạt động xuất khẩu cũng bị giảm sút.

Một số doanh nghiệp trong ngành cho rằng, ngoài việc hy vọng dịch bệnh Covid-19 sớm được kiểm soát thì việc gỡ được “thẻ vàng” mới là yếu tố quan trọng nhất để ngành thủy sản phục hồi lại các hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Dự báo tình hình xuất khẩu từ đây đến cuối năm, ông Hòe cho rằng rất khó đoán định, vì dịch bệnh Covi-19 vẫn còn hoành hành.

“Hiện một số nước đang cố gắng mở cửa trở lại nhưng vẫn chưa được. Đơn cử như Mỹ và châu Âu đã có thời điểm mở cửa nhưng rồi lại phải đóng do làn sóng Covid-19 mới lại ập đến. Trừ khi nào dịch bệnh được kiểm soát thì mới hy vọng mọi thứ sẽ phục hồi trở lại”, ông Hòe nói.

Thế giới tiếp thị
Đăng ngày 17/08/2020
Trần Hùng
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 02:55 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 02:55 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 02:55 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 02:55 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 02:55 20/04/2024