EMS hay còn được gọi là Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) bùng phát tiếp tục gây thất thoát lớn cho ngành công nghiệp, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ Latinh.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cùng các đại biểu đến từ 16 quốc gia thành viên, chuyên gia và các nuôi tôm trong khu vực có buổi họp mặt tại Bangkok nhằm thảo luận về sự tiến triển của bệnh và xem xét các giải pháp ứng phó.
AHPND/EMS được đặc trưng bởi tỷ lệ chết hàng loạt ở các trang trại nuôi tôm trong thời gian 35 ngày đầu tiên thả nuôi, tôm bị ảnh hưởng thường có các tế bào gan tụy bong tróc, biểu mô biến đổi sau khi chết.
Bệnh mới xuất hiện nên biểu hiện không giống như các bệnh phổ biến trước đây, tác nhân gây bệnh hiện hữu trên tôm nuôi và ngay cả trong môi trường nước, trầm tích và sinh vật có liên quan trong ao tôm.
Hiện nay, dịch bệnh trên tôm có xu hướng tăng, bệnh lây lan trên toàn cầu bởi tính nghiêm trọng của nó và một phần do vận chuyển trái phép tôm bố mẹ giữa các châu lục.
"Để ngành công nghiệp nuôi thủy sản phát triển tối ưu, sức khỏe vật nuôi đảm bảo là trách nhiệm chung của mọi người”, Vili A. Fuavao, Phó đại diện khu vực Châu Á và Thái Bình Dương FAO, cho biết vào đầu buổi hội thảo.
Fuavao tiếp tục cho thấy mối đe dọa đến sức khỏe vật nuôi của bất kỳ một quốc gia nào có thể nhanh chóng trở thành một mối đe dọa cho tất cả quốc gia khác, tương tự như động vật giáp xác dưới nước, cá hoặc động vật có vỏ.
Nuôi động vật giáp xác, bao gồm các loài tôm khác nhau có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.