Ngao Thái Bình: Phát triển nuôi theo hướng hàng hóa

Một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nuôi ngao theo hướng hàng hóa đó là tạo vùng sản xuất phù hợp, thuận lợi nhất cho các hộ nuôi. Xác định được tầm quan trọng đó, tỉnh đã sớm ban hành quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Ngao Thái Bình: Phát triển nuôi theo hướng hàng hóa
Phân loại ngao sau thu hoạch.

Theo đó, để phát triển ngao theo đúng quy hoạch, năm 2012 UBND huyện Tiền Hải đã giao nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cho 2 đơn vị của huyện thực hiện là Trung tâm Phát triển quỹ đất và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành quy hoạch. Đến tháng 9 năm 2012, huyện đã quy hoạch được 2/5 tiểu vùng với tổng diện tích 1.580,9ha. Năm 2017, tổng diện tích nuôi ngao của huyện Tiền Hải đạt gần 2.000ha, chiếm 40% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong huyện, sản lượng đạt 54.000 tấn. Lĩnh vực nuôi ngao đã tạo việc làm ổn định cho 4.000 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.  

Cũng như Tiền Hải, năm 2012 huyện Thái Thụy quy hoạch chi tiết 6 tiểu vùng nuôi ngao thuộc bãi triều ven biển của huyện với tổng diện tích 1.472,1ha, tổ chức đấu giá được 3/6 tiểu vùng và bàn giao mặt bằng cho các hộ trúng thầu đưa vào sản xuất nuôi ngao. UBND huyện đã cấp 253 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân (xã Thụy Trường 146 giấy chứng nhận, xã Thái Đô 107 giấy chứng nhận). Đến nay, toàn huyện có 1.300ha nuôi ngao tại các xã Thụy Trường, Thái Thượng, Thái Đô và Công ty Minh Phú. Năng suất nuôi ngao thương phẩm đạt bình quân 35 - 40 tấn/ha/năm. Sản lượng ngao thương phẩm năm 2017 đạt trên 35.000 tấn.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, đến nay toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi ngao đạt gần 3.300ha, tổng sản lượng ngao nuôi hàng năm đạt 70.000 - 100.000 tấn. Ngao Thái Bình đã trở thành thương hiệu và được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và châu Âu, đóng góp giá trị sản lượng hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. 

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên ven biển, bên cạnh phát triển nuôi ngao thương phẩm, tỉnh cũng vừa phê duyệt đề án phát triển sản xuất ngao giống tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Dự kiến nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án 203 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 135,5 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 39,8 tỷ đồng và từ các nguồn vốn khác 27,7 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án nhằm phát triển sản xuất ngao giống có chất lượng cao với sức đề kháng tốt, sinh trưởng nhanh để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, từ đó nâng cao hiệu quả nuôi ngao thương phẩm, gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Đây cũng là bước đi phù hợp với lộ trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã đề ra. Đặc biệt, đề án này có ý nghĩa lớn trong việc kiểm soát chất lượng ngao. 

Theo đề án, dự kiến đến năm 2025, tỉnh sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn ngao giống, trong đó, tỉnh chủ trương đầu tư mới hạ tầng vùng sản xuất, ương dưỡng ngao giống tại xã Thái Đô (Thái Thụy). Đối với nguồn nhân lực, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn kỹ thuật, quản lý đầu tư (trong tất cả các khâu từ sản xuất giống, nuôi ngao thịt đến thu hoạch, bảo quản sản phẩm) cho các hộ nuôi ngao; xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật cho những người trực tiếp tham gia nuôi ngao. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nuôi ngao, nhất là đối với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...

Cùng với đó, quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng các vùng nuôi; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường nuôi, đối với hộ nuôi có diện tích 10ha trở lên phải tiến hành đánh giá tác động môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới và chú trọng vấn đề đầu ra của sản phẩm để ngao Thái Bình thực sự có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Ông Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: "Với lợi thế của địa phương, việc quy hoạch bãi triều ven biển của tỉnh đưa vào nuôi ngao phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, chính quyền địa phương, đáp ứng chủ trương phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngao hiệu quả bền vững, ngành Nông nghiệp cần hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch chi tiết và giám sát quá trình thực hiện. Các ngành chức năng phải tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách huy động vốn, quản lý sử dụng vốn vay; tạo điều kiện cho hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nuôi, chế biến ngao. Hướng dẫn chuyển giao khoa học công nghệ, làm tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu ngao Thái Bình.

Ông Nguyễn Hùng Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Nghêu Thái Bình: "Tháng 4/2010, Công ty TNHH Nghêu Thái Bình được thành lập tại cụm công nghiệp Cửa Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải với dây chuyền chế biến ngao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU trị giá khoảng 16 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm Công ty xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc trên 5.000 tấn ngao đông lạnh nguyên con, tổng doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm; tạo việc làm cho hơn 60 lao động với thu nhập khoảng 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Nếu được nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, Công ty có thể nâng công suất chế biến và bao tiêu toàn bộ sản lượng ngao thương phẩm đủ tiêu chuẩn của Thái Bình."

Báo Thái Bình
Đăng ngày 18/09/2018
PV
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 14:49 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 14:49 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 14:49 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 14:49 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 14:49 13/05/2024