Ngày 3/4: Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đón nước xả từ thượng nguồn

Dự kiến ngày 3/4, một số khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể đón nguồn nước xả từ các hồ thủy điện thượng nguồn của Trung Quốc và Lào để chống hạn và ngăn mặn xâm nhập.

bể chứa nước
Người dân dùng bạt làm bể chứa nước sinh hoạt. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo tính toán của các cơ quan khoa học dự kiến ngày mai (3/4), một số khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể đón nguồn nước xả từ các hồ thủy điện thượng nguồn của Trung Quốc và Lào để chống hạn và ngăn mặn xâm nhập.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương cần tranh thủ dịp này tập trung chỉ đạo lấy nước một cách hiệu quả nhất. Đồng thời các địa phương tiếp tục công tác đo đạc, giám sát mặn cũng như dự báo về từng vùng, chỗ nào có nước ngọt, khu vực nào không có để tranh thủ lấy nước ngọt và tích trữ vào hệ thống kênh, mương cũng như những hệ thống trữ để đảm bảo sử dụng nước trong thời gian tới.

" Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, nguồn nước từ thượng nguồn điều tiết về sẽ hỗ trợ tích cực trong việc lấy nước chống hạn và mặn xâm nhập cho khu vực. Vị đại diện này đánh giá, theo tính toán ban đầu khi lượng nước từ thượng nguồn đổ về sẽ đẩy được mặn xâm nhập từ 15km đến 20km.

Mặt khác, Tổng cục Thủy lợi cũng đã có chỉ đạo trong điều kiện nguồn nước xả từ thượng nguồn hạn chế, đề nghị các địa phương trên cơ sở dự báo tập trung chỉ đạo lấy nước cụ thể đối với từng vùng làm thế nào lấy được lượng nước tối đa tích trữ vào trong hệ thống kênh mương, ao đầm sử dụng chống hạn và mặn xâm nhập thời gian tới.

Bên cạnh đó, các địa phương cần ưu tiên nước phục vụ sinh hoạt, nước uống cho gia súc đồng thời chống hạn những vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Sau đó, cần phải căn cứ cụ thể vào nguồn nước để bố trí cơ cấu cây trồng cũng như mùa vụ một cách hợp lý phù hợp với điều kiện nguồn nước.

“Chúng tôi đánh giá việc điều tiết nước gia tăng của các hồ chứa thủy điện có hiệu quả rất tốt đối với vùng hạ du bởi vì theo dự báo trong tháng Tư vẫn là tháng ảnh hưởng mặn xâm nhập rất lớn đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, khi có nguồn nước ngọt về, các địa phương cần phải tranh thủ lấy nước tích trữ nước cũng như tăng cường những giải pháp sử dụng nước một cách tiết kiệm và hiệu quả,” ông Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh.

Vietnam+, 02/04/2016
Đăng ngày 03/04/2016
Thanh Tâm
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:40 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:40 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 02:40 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:40 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:40 23/11/2024
Some text some message..