Nghệ An: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.367 ha

Nghệ An là tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung bộ gồm 06 cửa lạch và có nhiều sông suối, hồ đập chứa nước phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản lớn. Trong đó, Diện tích tiềm năng có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản của Nghệ An là 52.092 ha (nuôi ngọt: 46.920 ha; nuôi mặn, lợ: 3.872, Có 520 hồ thủy lợi, thủy điện với 9.350 ha…

Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An
Nuôi tôm Nghệ An

Thực trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.367 ha. Trong đó diện tích nuôi ngọt đạt: 18.954 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.413 ha (diện tích nuôi tôm đạt 2.154 ha).

- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 52.965 tấn. Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt: 41.509 tấn, Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 11.456 tấn (sản lượng tôm là 7.283 tấn). (Nguồn báo cáo Chi cục thủy sản năm 2018)

* Các đối tượng nuôi

Nuôi tôm mặn, lợ: Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, ngày càng quan tâm và có những bước phát triển tốt. Cơ cấu đối tượng nuôi ngày càng hợp lý và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.

- Diện tích nuôi tôm đạt 2.152 ha trong đó nuôi tôm Thẻ chân trắng là 2.127 ha, tôm Sú 25 ha, hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh, bán thâm canh. Mật độ thả nuôi bình quân 80 con/m2.

- Công nghệ nuôi: Bên cạnh hình thức nuôi truyền thống trong ao đất, ao bê tông, ao lót bạt thì hiện nay công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn trong lồng nổi và nhà kín đang được nhiều hộ nuôi lựa chọn và mang lại kết quả khả quan. Sản lượng thu hoạch đạt 7.283 tấn,  tính theo mặt nước nuôi năng suất bình quân toàn tỉnh tỉnh là 4,8 tấn/ha. Năng suất giữa các địa phương có sự khác nhau huyện Quỳnh Lưu 5,53 tấn/ha, Diễn Châu 5,39 tấn/ha, Nghi Lộc 5,16 tấn/ha, TX Hoàng Mai 5,0 tấn/ha, Tp.Vinh khoảng 1,3 tấn/ha. 

Nuôi ngao bãi triều: Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh 163 ha, giảm 10 ha so năm 2017. Diện tích thả nuôi tập trung chủ yếu huyện Quỳnh Lưu thuộc các xã Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ, Quỳnh Long, An Hòa; Huyện Nghi Lộc tại xã Nghi Quang, Nghi Thiết; Phường Quỳnh Phương - TX Hoàng Mai.

Nuôi cá, cua nước lợ: Diện tích nuôi cá, cua toàn tỉnh đạt 86ha chủ yếu tập trung ở xã Diễn Vạn, Diễn Ngọc, Diễn Bích - huyện Diễn Châu; Nghi Hợp - huyện Nghi Lộc. 

Về nuôi nước ngọt:  Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá nuôi truyền thống: cá Mè, Trắm, Trôi, Chép,… Hiện nay một số địa phương đang phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Chép giòn, Trắm giòn, Ba Ba, Ếch , Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh...

Nuôi cá Rô phi theo VietGAP giúp người nuôi hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu hiện tượng dịch bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm,… Nâng cao đời sống nhân dân, góp phần cải thiệ sức khỏe cho người tiêu dùng, hiệu quả kinh tế cao hơn 15 – 20%. Do có sự liên kết với doanh nghiệp thu mua nên đầu ra sản phẩm được đảm bảo, tránh trường hợp tư thương ép giá.Từ hiệu quả kinh tế đem lại, kết hợp những tác động tích cực về môi trường, xã hội cho thấy mô hình đã mở ra một hướng đi rất mới. 

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 25/07/2019
Quang Sáng
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 17:09 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 17:09 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 17:09 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:09 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 17:09 26/12/2024
Some text some message..