Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.334 ha bằng 102% KH và bằng 103% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó diện tích nuôi ngọt đạt: 18.926 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.408 ha (diện tích nuôi tôm đạt 2.119 ha).
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 50.253 tấn bằng 101% kế hoạch và bằng 105% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt: 39.626 tấn, Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 10.627 tấn (sản lượng tôm là 6.582 tấn).
Sản xuất tôm giống đạt 1.719 triệu con, bằng 143% so KH và bằng 105% so cùng kỳ năm 2016, trong đó: tôm sú đạt 184 triệu con, tôm thẻ đạt 1.535 triệu con. Sản xuất cá giống các loại đạt 704 triệu con bằng 101 % KH và bằng 103% so cùng kỳ năm 2016. Sản xuất cua giống đạt trên 31 triệu con.Sản xuất, ương ngao giống đạt 1,2 tỷ con.
* Công tác thông tin tuyên truyền
Năm 2017 Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến nông Nghệ An đã tổ chức thực hiện thành công các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, các mô hình thủy sản trên địa àn toàn tỉnh, cụ thể:
Tổ chức tập các lớp huấn phổ biến các quy định của Nhà nước, quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho nông ngư dân. Xây dựng thành công mô hình nuôi Tôm Thẻ chân trắng thâm canh không sử dụng kháng sinh, hạn chế sử dụng hóa chất áp dụng VietGAP tại vùng nuôi tôm an toàn sinh học phường Quỳnh Xuân - Hoàng Mai, xã Quỳnh Bảng - huyện Quỳnh Lưu và xã Diễn Trung - Diễn Châu; Xây dựng 02 mô hình nuôi Tôm Thẻ chân trắng thâm canh tuần hoàn khép kín áp dụng VietGAP. Xây dựng 06 mô hình nuôi các đối mục xen ghép với tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại 2 vùng nuôi Xã Nghi Hợp- Nghi Lộc và Diễn vạn- Diễn Châu qua kết quả thu hoạch đưa lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được dịch bệnh, xây dựng các mô hình: mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm, nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp, nuôi cá trắm giòn, chép giòn, mô hình nuôi cá Leo thương phẩm trong ao, mô hình nuôi cá lồng trên sông, hồ đập, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa và 02 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng VietGAP…
- Phối hợp với đài PTNT tỉnh thực hiện chuyên mục bạn của nhà nông, các chuyên đề sản xuất theo đối tượng nuôi và tiến trình sản xuất.
* Công tác quản lý Nuôi trồng thủy sản
- Phối hợp với UBND các huyện thành thị phân bổ chỉ tiêu sản xuất về nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch được giao; Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương triển khai các đề án, chương trình phát triển thủy sản đã được phê duyệt, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng đất đai, mặt nước vào nuôi trồng thủy sản đúng mục đích, có hiệu quả. Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tiến hành tổ chức ra quân làm thủy lợi nhằm chỉ đạo các địa phương, vùng nuôi trồng thủy sản thực hiện cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Tiếp tục củng cố và phát triển tốt các tổ chức quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi. Vận động và tổ chức các hình thức thích hợp vào sản xuất như: Tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, … Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của mình; Tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT, các quy trình, quy phạm vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Thường xuyên bố trí cán bộ bám sát địa bàn cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn người dân nghiêm túc chấp hành nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch; thực hiện đúng Lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2017 do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành và các văn bản khác có liên quan; không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho thủy sản do cơ quan chuyên môn hướng dẫn; Tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân lựa chọn con giống, các hãng thức ăn, sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường đảm bảo chất lượng. Thực hiện nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường định kỳ 01 lần/tháng, tiến hành lấy mẫu giáp xác và mẫu nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản để kiểm tra chất lượng môi trường, chẩn đoán mầm bệnh và thông báo kết quả kịp thời đến các hộ nuôi để có biện pháp phòng ngừa trong sản xuất.
- Được sự hỗ trợ của Ban quản lý Dự án CRSD Nghệ An, Chi cục thủy sản triển khai xây dựng được 7 vùng/240 ha nuôi tôm nước lợ áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP với 178 hộ nuôi, thành lập 12 tổ cộng đồng tham gia. Đến nay, tại Nghệ An đã có 05/07 vùng nuôi tôm ATSH được đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau 05 năm triển khai có những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất tại các vùng nuôi: Kết quả đạt được lớn nhất là các hộ nuôi trồng từng bước chuyển đổi sang áp dụng quy trình sản xuất theo quy phạm VietGAP; Hệ thống ao lắng, kênh cấp, kênh thoát, hệ thống xử lý nước thải chất thải được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu ATSH trong nuôi tôm nước lợ; Nhận thức và trách nhiệm của người nuôi từ vần đề quản lý nguồn nước đầu vào, con giống đến việc phải xử lý nước trước khi thải ra môi trường, xử lý bùn thải, chất thải rắn đã có chuyển biến tích cực; Tình hình dịch bệnh ngày càng giảm; Giúp kiểm soát chất lượng nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; Năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các vùng không áp dụng từ 20 - 25%.
* Công tác quản lý giống
- Chỉ đạo, tuyên truyền và hướng dẫn các Công ty/cơ sở sản xuất, cung ứng giống chấp hành các quy định Nhà nước và tiến hành cải tạo vệ sinh trại đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời có kế hoạch cung ứng đủ số lượng giống đảm bảo chất lượng theo đúng mùa vụ nuôi. Thực hiện tốt công tác kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh các các cơ sở sản xuất giống và chất lượng đàn cá, tôm bố mẹ và con giống.
- Kiểm tra giám sát chất lượng đàn cá bố mẹ để đảm bảo chất lượng cá giống phục vụ cho người nuôi.
- Kiểm tra chất lượng đàn bố mẹ tôm thẻ chân trắng nhập khẩu đạt tiêu chuẩn theo quy định và có hồ sơ giấy tờ nhập khẩu rõ ràng, đầy đủ. Đồng thời, xử lý số tôm bố mẹ đã hết thời gian sử dụng và không đảm bảo chất lượng đưa vào sinh sản đúng theo quy định. Kiểm tra chất lượng 100% số tôm sú bố mẹ trên địa bàn, tiến hành xử lý tiêu hủy những cá thể không đảm bảo về kích thước, trọng lượng và nhiễm bệnh nguy hiểm. Hỗ trợ nguồn cá quỹ Gen: đã tiến hành kiểm tra đàn cá Rô phi, cá Chép (hỗ trợ nguồn cá quỹ gen) của Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đồng thời tham mưu cho Sở ban hành quyết định phân bổ nguồn cá bảo tồn quỹ gen, giống gốc đàn cá rô phi cho các đơn vị đủ điều kiện thụ hưởng đó
* Công tác quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học
Trong năm 2017 đã kiểm tra 32 cơ sở kinh doanh thức ăn, CPSH theo thông tư 45/2014/TT-BNNPTN, đồng thời, các cơ sở ký cam kết không kinh doanh các chất cấm, sản phẩm không nằm trong danh mục được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào được quan tâm, triển khai quyết liệt đã góp phần hạn chế việc sử dụng những sản phẩm có chứa chất cấm, sản phẩm không đạt chất lượng trong NTTS trên địa bàn tỉnh.
* Công tác Chính sách
Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An đã ban hành các văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung chính sách theo quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về việc ban hành quy định một số chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định 35/2013/QĐ-UBND ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về việc quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Năm 2017 trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.