Nghệ An: Nuôi cá lóc mõm nhím lãi hàng trăm triệu

Năm 2019 là năm đầu tiên gia đình anh Bùi Văn Thỏa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thả nuôi cá lóc mõm nhím với mật độ cao và cho hiệu quả tốt.

Cá lóc đầu nhím
Nuôi cá lóc mõm nhím tăng trọng nhanh, dễ nuôi với kích cỡ đồng đều. Ảnh: Hồng Diện

Theo anh Thỏa nuôi cá lóc mõm nhím tăng trọng nhanh, dễ nuôi nhưng để cho cá luôn khỏe mạnh, thân hình cân đối, kích cỡ đồng đều thì nguồn nước sạch rất quan trọng.

Do vậy, định kỳ 5 – 10 ngày anh tiến hành thay nước và dùng chế phẩm sinh học đánh diệt khuẩn ao nuôi. Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, anh bật máy đảo nước thường xuyên để tránh hiện tượng phân tầng nước và tránh cho cá bị bỏng nước dẫn đến chết.


Quỳnh Hưng (Quỳnh Lưu) có 2 mô hình nuôi cá lóc mõm nhím mật độ cao gắn với bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Hồng Diện

Anh Thỏa cũng rất kỹ lưỡng chọn loại thức ăn đảm bảo độ đạm, giúp cá lớn nhanh, tránh tình trạng ăn thịt lẫn nhau. Nhờ việc tuân thủ nghiêm các quy trình trong quá trình thả nuôi nên đến thời điểm này, cá lóc của gia đình anh sản lượng ước đạt gần 30 tấn. Với 15 vạn con cá lóc thả trên diện tích 2.500 m2, giá bán hiện tại từ 40-45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi hơn trăm triệu đồng.

Với diện tích 3.000 m2 nuôi cá truyền thống nhưng hiệu quả không cao nên anh Phạm Văn Phú ở xóm 9, xã Quỳnh Hưng cũng tìm hiểu và được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ về kinh phí nên chuyển sang nuôi cá lóc mõm nhím. Để có nguồn nước cấp vào ao nuôi kịp thời thì anh Phú đã dành 1.000 m2 để làm ao lắng trữ nước. Sau khi xử lý ao, gây màu nước anh đã tiến hành thả 25.000 con giống.

Anh Phạm Văn Phú cho biết: Quá trình nuôi, luôn kiểm tra đăng cống, bờ ao chống rò rỉ và đảm bảo mực nước đạt 1,5 m trở lên. Đến khi cá trưởng thành, anh cắt giảm thức ăn từ 80 – 90%.

Sau những trận mưa lớn, anh Phú rải vôi xuống ao, xung quanh bờ diệt mầm bệnh gây hại cho vật nuôi. Đồng thời, tích cực chạy máy phun mưa, thay nước mới, giúp môi trường ao nuôi luôn sạch. Hàng ngày, anh trộn Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, phòng bệnh nấm mang, sưng phù nề, bệnh đường ruột.

Dự kiến 10 ngày tới, sau gần 7 tháng thả nuôi anh Phú sẽ kéo bán toàn bộ cá lóc, với sản lượng ước đạt 10 tấn, tổng thu gần 500 triệu đồng. Trừ tiền mua thức ăn, giống thì cho gia đình anh lãi hơn trăm triệu đồng, cao gấp 5 – 7 lần thu nhập so với cá trắm, mè, rô phi.


Kích thước cá giống thả nuôi từ 4 – 6 mm. Ảnh: Lê Nhung

Từ hiệu quả rõ rệt ở hai mô hình trên và hàng chục hộ nuôi cá lóc mõm nhím xen lẫn các loại giống khác ở các xã như Quỳnh Diễn, Quỳnh Hậu, Quỳnh Bá... huyện Quỳnh Lưu đang đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa con cá lóc trở thành đối tượng nuôi mới, dần thay thế các loại cá nước ngọt truyền thống, nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Đồng thời, tạo vùng nuôi tập trung để liên kết đại lý tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, phục vụ nhu cầu trong tỉnh cùng các tỉnh lân cận, nhất là thị trường miền Bắc và Trung Quốc.

Thông qua mô hình trên, Quỳnh Lưu cũng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao tại địa phương, để từ đó nhân ra diện rộng. Cùng đó, từng bước hoàn thiện quy trình từ ương nuôi con giống đến nuôi thương phẩm gắn với chế biến, tiêu thụ, xây dựng chuỗi giá trị cá lóc thành thương hiệu ở Quỳnh Lưu.

Ông Nguyễn Anh Hùng - Trưởng trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu cho biết: Những đặc điểm chính của mô hình này là nông dân có thể nuôi với mật độ cao từ 60 – 70  con/ m2 mặt nước; sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp theo hướng VietGap; tổ chức bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân khi cá đạt theo yêu cầu.

Nuôi cá lóc mõm nhím đang là hướng đi mới đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Quỳnh Lưu đang dự tính sẽ có định hướng cụ thể, tạo chuỗi liên kết nuôi cá lóc với đầu vào được kiểm soát, đầu ra được bao tiêu với giá hợp lý, ổn định.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 26/11/2019
Hồng Diện
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 08:33 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 08:33 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 08:33 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:33 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 08:33 24/04/2024