Nghệ An: Thả cá trên... núi cao

Thay đổi cách làm ăn mới, dám nghĩ dám làm, không còn suốt ngày ngồi trong nhà nhìn ra mông lung như trước nữa, bà con dân tộc Thái, Khơ Mú vùng bản Bay, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã từng bước vươn lên thoát nghèo. Người đi đầu phong trào đó phải kể đến ông Lương Văn Đồng.

cho ca an
Ông Lương Văn Đồng cho cá ăn

Nhà ông bên triền núi, dáng người rắn rỏi, nước da sạm nắng gió, ông đang kéo tấm lưới đi băng băng dưới ao. Lưới rê đến đâu, cá trong ao nhảy loạn xạ. Đó là ông Lương Văn Đồng. Sau thời gian làm ăn khấm khá, người địa phương gọi thân thuộc tên ông là Đồng thả cá.

Ông Đồng vừa làm vừa kể: Trước năm 2012 gia đình ông thuộc một trong những hộ nghèo của xã. Trong một lần về xuôi thăm bạn một thời cùng quân ngũ, ông thấy nhiều gia đình ở quê bạn có ao nuôi cá có thêm thu nhập đáng kể.

Ông chợt nghĩ ở bản mình dù trên núi cao nhưng cũng làm được ruộng nước, có thể đào ao nuôi cá sao mình không thử làm. Về nhà, ông bàn với vợ con thay đổi cách làm ăn, đào ao nuôi cá để tăng thêm thu nhập. Nhưng mọi người đều can ngăn vì bao đời nay có ai nuôi được cá trên núi cao này đâu. Sau khi xem xét địa điểm vùng đất ở rẫy gần khe nước thuận lợi cho việc dẫn nước vào ao để làm mô hình VAC, mặc gia đình can ngăn, ông mạnh dạn, quyết tâm vay thêm vốn từ Câu lạc bộ giúp nhau thoát nghèo của xã năm triệu đồng cộng thêm vốn gia đình tự góp để đào ao trên lưng núi và mua thêm giống lợn, bò về nuôi.

gioi thieu mo hinh
Và giới thiệu mô hình làm ăn kinh tế với cán bộ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

Ông Đồng cho biết khi đào ao trên lưng núi cũng trải qua không ít phen khó khăn, thậm chí sau một trận lũ ông đã mất trắng. Không bó tay cam chịu cảnh nghèo khổ, ông quyết tâm làm lại từ đầu. Giữa lúc khó khăn, ông lại được Câu lạc bộ giúp nhau thoát nghèo và anh em bạn bè giúp đỡ cho vay thêm vốn. Lần này, rút kinh nghiệm từ lần trước, với địa hình miền núi, để đào ao phải tốn kém khi đưa máy xúc lên thi công nên cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Đồng thời nuôi cá đạt năng suất cao phải học hỏi kinh nghiệm trong việc chọn giống cá, phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là trông chờ vào thời tiết... “Cá tôi nuôi không sử dụng thức ăn công nghiệp. Hơn nữa, nước ở đây rất sạch, nguồn thức ăn tự nhiên lại dồi dào nên thịt của chúng luôn chắc, thơm ngon hơn so với cá nơi khác mang đến. Thực tế, cá của tôi mang ra chợ thị trấn Hòa Bình bán là hết veo. Người từ bản khác còn vượt hơn chục cây số vào tận nhà đặt mua cá”, ông Đồng nói.

Sau hơn hai năm đổ mồ hôi sôi nước mắt, hiện ông đào được ba cái ao trên núi, diện tích khoảng 1.000m2. Vụ đầu vào dịp Tết, cá trong ao của ông không đủ cung cấp cho bà con trong bản. Từ vụ cá đầu tiên đã cho gia đình ông thu nhập đáng kể. Mỗi năm tổng thu khoảng hơn 40 triệu đồng, chưa tính tiền thu từ đàn gia cầm, vườn cây ăn quả xung quanh ao.

Báo Văn Hóa, 30/03/2016
Đăng ngày 02/04/2016
Phạm Ngân
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:31 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:31 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:31 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:31 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:31 26/04/2024