Nghệ An xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ triển khai mô hình sản xuất giống Nghêu (Metrix lyrata) ở quy mô hàng hóa, nhằm đảm bảo nguồn giống tốt, chủ động và đưa phong trào sản xuất giống nghêu phát triển mạnh, khai thác triệt để diện tích mặt nước tự nhiên sẵn có tạo ra nhiều sản phẩm thuỷ sản đảm bảo chất lượng giúp bà con nông dân giảm bớt được khó khăn về con giống và hướng tới sản phẩm mang tính hàng hóa cao.

Nghệ An xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu
Nuôi tảo làm thức ăn cho sản xuất giống nghêu

Mô hình được triển khai tại xã Quỳnh Liên, TX Hoàng Mai, Nghệ An, với quy mô 1.000m2 ao ương và 2 hộ tham gia .Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống  Nghêu bố mẹ và 30% vật tư thiết yếu, ngoài ra các hộ còn được tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất giống, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình.

Mặc dù trong quá trình thực hiện mô hình gặp không ít những khó khăn như: thời tiết có nhiều thay đổi thất thường, là thời điểm giao mùa nên nhiệt đọ thay đổi thường xuyên nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ấu trùng…nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông và qua trình chăm sóc quản lý chặt chẽ của các chủ hộ, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn từ khâu chuẩn bị bể ương, cải tạo ao, nuôi tảo sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng, cách chăm sóc quản lý cho đến các biện pháp phòng bệnh cho nghêu nên kết quả đạt được khá cao, 

Sau 7 tháng triển khai mô hình các điểm triển khai mô hình đều thu được kết quả khả quan, trung bình tỷ lệ nuôi vỗ Nghêu bố mẹ đạt 80%, tỷ lệ trứng nở đạt 80%, cỡ Nghêu giống cấp II đạt 1 – 2 mm, số lượng Nghêu giống cấp II đạt 400 triệu con.

  Các mô hình trên đạt được hiệu quả như vậy là do trong quá trình sản xuất, cán bộ chỉ đạo mô hình đã hướng dẫn các hộ tham gia mô hình ương nuôi ngao giống thành 2 giai đoạn; giai đoạn ấu trùng được ương nuôi trong bể xi măng có sục khí liên tục, khi đạt kích cỡ nghêu giống cấp I thu hoạch chuyển ra ao lót bạt ương lên giai đoạn giống cấp II, bên cạnh đó chủ hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật và đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là khâu quản lý và phòng bệnh cho nghêu. 

 Từ hiệu quả đạt được như vậy năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tiếp tục triển khai mô hình sản xuất giống Nghêu (Metrix lyrata) ở quy mô hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu con giống chất lượng tốt tại chỗ cho bà con nông dân để giảm bớt chi phí vận chuyển nâng cao tỷ lệ sống cho quá trình nuôi nghêu thương phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 13/12/2018
Vũ Ninh
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 03:39 11/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 03:39 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 11/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 11/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 03:39 11/11/2024
Some text some message..