Nghề đặt lọp trên sông

Bất kể thời tiết tốt hay xấu, nắng hay mưa, ngày hoặc đêm, mỗi ngày, anh Hai Hừng cặm cụi với công việc đặt lọp trên kênh Giữa (Châu Hòa, Giồng Trôm). Năm nay, con gái đầu lòng của anh tròn 21 tuổi, cũng bằng khoảng thời gian anh làm nghề này.

đặt lọp
Dỡ lọp bắt tôm.

Đối với người có hoàn cảnh kinh tế đủ khá, đặt lọp bắt tôm càng trên kênh rạch là thú vui tao nhã vào những lúc rảnh rỗi, còn với anh Hai Hừng và người em ruột tên Ba Của, đây là nghề mưu sinh, nuôi con ăn học. Anh Hừng cho biết: Tôi chỉ có hơn 2 công đất trồng cây tạp của mẹ vợ cho, phải đi làm thuê mới đủ sống. Nghề đặt lọp tuy nhiều cực khổ nhưng cũng khá vui, thu nhập ổn định nên tôi kiên trì với nghề.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm, từ nhỏ hai anh em Hừng, Của đã sớm lam lũ với các công việc dành cho người làm thuê: bồi mương, bẻ dừa, trồng mía, phát quang… Trong những lần đi mò tôm, bắt cá, Hai Hừng thấy con tôm càng xuất hiện khá nhiều ở kênh Giữa (gần nhà anh ở) và có một vài người đặt lọp bắt tôm cá. Ý tưởng lấy nghề đặt lọp bắt tôm càng làm nghề chính đã lóe lên trong đầu anh Hừng và anh thực hiện ngay. Lúc đầu, anh đặt thử nghiệm trên 10 cái lọp. Sau khi rút tỉa được nhiều kinh nghiệm, anh tăng số lượng lên 20, 30 rồi đến 50 cái. Lúc này, đặt lọp chính thức là nghề đã nuôi gia đình anh (4 người), trong đó có con gái đầu lòng đang là sinh viên năm thứ ba của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, ngành Kỹ thuật Y học (Xét nghiệm Y khoa).

Mỗi ngày, vào lúc nước ròng, anh em Hai Hừng đi xuồng thả lọp (được làm bằng vật liệu tre, dùng để bắt tôm cá) dọc bờ dừa nước tuyến kênh Giữa. Khi đặt lọp, phải cắm cây để khi nước lớn lọp không bị trôi mất. Mồi dùng để nhử tôm cá là một miếng cơm dừa đen hoặc con sùng (tùy theo mùa), có ghim cọng lá dừa để giữ miếng mồi cân bằng ở giữa cái lọp. Sau con nước lớn đầy, tới nước ròng là thời điểm tháo lọp để thu hoạch tôm cá (thường là tôm càng). Anh Ba Của cho biết, mỗi ngày, nếu đặt lọp trúng thì đem bán được vài trăm ngàn, còn thất thì vài chục ngàn hoặc kiếm được thức ăn, đỡ phải tốn tiền mua cá, hoặc bắt được tôm càng nhỏ đem về thả nuôi. Mùa chính đặt tôm càng là từ tháng 9 cho đến tháng 12 âm lịch. Niềm vui nhất của người đặt tôm là bắt được tôm càng lớn loại I (giá bán khoảng 500 ngàn đồng/kg). Trên kênh Giữa, còn có một số người làm nghề này như các ông: Danh, Năm Tum, Chín Cồ, nhưng đây chỉ là nghề phụ của họ.

Hàng ngày, anh em Hai Hừng, Ba Của cặm cụi đặt từ 30 đến 50 cái lọp, sau đó, tận dụng thời gian rảnh để đi làm công việc khác (bồi mương, chiết nhánh cây, trồng tỉa…), tạo nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình. Bằng nghề này, hơn 20 năm qua, họ đã nuôi con ăn học và xem đây là niềm vui của mình. Anh Hừng bộc bạch: “Hiện nay, thỉnh thoảng trên kênh Giữa xảy ra tình trạng dùng thuốc hóa học để bắt tôm cá, người làm nghề đặt lọp thất thu”.

Báo Đồng Khởi, 23/05/2014
Đăng ngày 24/05/2014
Bài, ảnh: Huỳnh Đức
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:13 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:13 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:13 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:13 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:13 16/11/2024
Some text some message..