Nghề mắm chờ... cá

Từ sau tết Nguyên đán đến nay, nguồn nguyên liệu cá cơm khan hiếm khiến các cơ sở, hộ sản xuất nước mắm truyền thống trong tỉnh rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng.

ủ nước mắm
Nhiều cơ sở chế biến nước mắm ở xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn cũng đang chờ cá để sản xuất.

Làng nghề chế biến nước mắm Đề Gi, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) hiện có hơn 300 cơ sở, hộ sản xuất nước mắm, tập trung ở thôn An Quang Đông, An Quang Tây. Thời gian muối mắm trong năm thường kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 8 âm lịch. Song năm nay, cá cơm khan hiếm, các cơ sở chế biến nước mắm tại đây chỉ sản xuất cầm chừng.

Ông Lê Văn Đô, chủ cơ sở nước mắm Ba Đô, ở thôn An Quang Đông, bộc bạch: “Mọi năm, tầm sau tết Nguyên đán là có cá cơm lai rai, sau đó nhiều dần, chúng tôi có nguyên liệu để làm cuốn chiếu. Nhưng năm nay cá cơm khan hiếm, cơ sở tôi chỉ làm cầm chừng với 20 tấn cá đã mua trữ từ năm ngoái. Nhiều cơ sở chế biến nước mắm đi “săn” nguyên liệu từ các vùng biển khác, như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Bản thân tôi, từ đầu năm tới giờ, trọi trơn chỉ mua gom được có 4 tấn cá để muối mắm. Nếu đến tháng 7, 8 âm lịch tới đây mà vẫn cứ “đói cá” thì chúng tôi phải treo thùng!”.

Tại làng biển Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), nhiều hộ chuyên sản xuất nước mắm cũng đang rơi vào tình thế tương tự. Bà Nguyễn Thị Nữ, chủ một hộ làm nghề nước mắm ở thôn Vĩnh Lợi 3, chia sẻ: “Trung bình mỗi năm tôi mua gom từ 5 - 7 tấn cá cơm để muối mắm, chủ yếu mua ở Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) và Xuân Thạnh (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ). Như năm ngoái, đến giờ này cũng đã mua được hơn 5 tấn cá, nhưng năm nay cố lắm cũng chỉ mua được 2 tấn để muối mắm. Từ đầu năm tới giờ chủ yếu bán nước mắm làm từ năm ngoái”.


Cơ sở chế biến nước mắm Ba Đô, ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) đang chờ vụ cá cơm mới để mua gom nguyên liệu muối mắm.

Các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống tại phường Tam Quan Bắc (TX Hoài Nhơn) cũng đang gặp khó bởi thiếu nguyên liệu sản xuất. Bà Đào Thị Mười, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Như Mười, cho hay: “Vùng này cá cơm xuất hiện nhiều nhất từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, nhưng năm nay ít đến mức coi như không có cá. Mọi năm, đến tầm này tôi đã mua được ít nhất cũng 300 tấn cá cơm, nhưng năm nay chỉ mua được chừng 70 tấn. Tôi đang chờ vụ cá cơm mới trong tháng 7, 8 âm lịch tới đây. Nhưng từ bây giờ đã phải đặt cọc trước với các chủ nậu Quảng Ngãi, có vậy thì khi có cá họ mới mua gom cho mình”.

Tương tự, bà Trần Thị Như Hoa, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Như Hoa, thổ lộ: “Mỗi năm cơ sở tôi muối 3 đợt mắm, mỗi đợt mua hơn 100 tấn cá cơm. Năm ngoái cá nhiều, tôi mua được hơn 400 tấn để chế biến, nhờ vậy mới có mắm để bán cho tới giờ. Năm nay, cá cơm khan hiếm, giá tăng từ 15.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên tới 50.000 đồng/kg, nhưng tôi buộc phải tăng cường mua gom từ Quảng Ngãi cho đến tận xã Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) để về làm. Vậy mà tới giờ này cũng chỉ mua được 35 tấn”.

Toàn xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) hiện có 30 cơ sở, hộ làm nghề chế biến nước mắm. Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã, năm 2011, nước mắm Nhơn Lý được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chứng nhận nhãn hiệu tập thể, đã từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm nước mắm truyền thống của địa phương. Nghề chế biến nước mắm góp phần phát triển KT-XH, tạo việc làm cho hơn 100 lao động tại địa phương. Tuy nhiên, năm nay do nguồn nguyên liệu cá cơm khan hiếm, hoạt động sản xuất, chế biến nước mắm của các cơ sở gặp khó. Không những vậy, các cơ sở làm nghề trụng cá cơm xuất khẩu hiện cũng tạm ngừng sản xuất.

Báo Bình Định
Đăng ngày 29/07/2020
Đoàn Ngọc Nhuận
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 02:35 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 02:35 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:35 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 02:35 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 02:35 09/11/2024
Some text some message..