Nghề nuôi cá bè cù lao Ông Hổ

Ngư dân ở xứ cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá bè, mang lại thu nhập ổn định.

Nghề nuôi cá bè cù lao Ông Hổ
Làng bè cù lao Ông Hổ

Phá thế “độc canh” cá tra

Tháng 8, con nước sông Hậu ngầu đục, những chiếc bè cá của ngư dân đang oằn mình chống chịu với dòng lũ chảy xiết. Chúng tôi gặp chú Nguyễn Văn Long (49 tuổi) khi ông đang loay hoay chằng chống 2 cái bè để tránh mưa to, gió lớn trong mùa lũ. Chú Long là một trong những người tiên phong nuôi cá bè lâu năm nhất, nhì ở cù lao Ông Hổ, với trên 20 năm. Hồi trước, cha chú Long bắt chước những ngư dân “cự phách” ở đầu nguồn An Phú, Châu Đốc thả nuôi cá hú, cá ba sa. Con giống chủ yếu khai thác bằng nghề đóng hàng đáy trên sông theo mùa lũ. Năm nào lũ lớn thì nguồn cá giống nhiều vô kể.

“Mỗi lần ra đổ đáy, thu hoạch rất nhiều cá giống. Hồi đó, chưa nắm bắt được kỹ thuật, thuốc men hạn chế nên nguồn cá hao hụt nhiều, hiệu quả không cao, nhưng lại kiếm ăn được. Bởi lẽ, có rất ít người nuôi cá nên cá bán được giá. Về sau, thấy con cá hú, cá ba sa nuôi được, nhiều người chạy theo cưa cây đóng bè nuôi cá. Có năm giá cá xuống thấp, khiến hàng loạt hộ phải treo bè”- chú Long nhớ lại.

Hiện tại, bà con ở đây không thả nuôi độc nhất con cá tra, mà đa dạng con giống. Họ chọn những con cá dễ nuôi và có đầu ra, như: cá he, cá mè hôi, cá éc... Từ đó, nghề nuôi cá bè mới trụ được trên thị trường. Nghề nuôi cá he cũng phát triển vì loài cá này rất dễ nuôi, tiêu thụ được trong và ngoài tỉnh. Thậm chí, cá he còn xuất khẩu sang Campuchia qua đường tiểu ngạch.

“Ngày trước, cá he xuất hiện nhiều vào mùa lũ do thiên nhiên ban tặng. Thế nhưng giờ đây, loài cá này ngày càng giảm dần trong tự nhiên nên việc đầu tư nuôi sẽ đạt lợi nhuận kinh tế khá cao”- chú Long khoe.

Cung cấp lượng lớn cá thương phẩm

2 chiếc bè cá của chú Long neo đậu sát đuôi cù lao Ông Hổ, mỗi bè diện tích trên 70m2, có sức chứa hơn 100.000 con cá he giống. Mỗi năm thu hoạch, đạt sản lượng trung bình từ 25-26 tấn cá thương phẩm. Như vậy, với 2 bè cá, mỗi năm chú Long xuất bán trên 50 tấn cá thương phẩm, giá bán từ 40.000-53.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm).

Nhờ nuôi cá bè mà gia đình chú Long khấm khá hơn, con cái ăn học tử tế. Mặc dù, quanh năm lấy bè làm nhà, nhưng cuộc sống gia đình vẫn đầm ấm. Dưới bè có máy phát điện, tivi, có ghe làm phương tiện giao thông thủy, trên bờ có xe gắn máy đi lại…


Ngư dân đóng bè nuôi cá.

Cạnh đó là 6 bè cá của ông Nguyễn Văn Thuận (50 tuổi) cũng đang thả nuôi cá he, cá hú, cá ba sa các loại. Ghé hỏi thăm, mới biết ông Thuận đang “chỉ huy” đội thợ cưa để đóng thêm 1 chiếc bè mới.

Ông Thuận cũng là người có "tiếng tăm" trong nghề nuôi cá bè ở cù lao Ông Hổ. Nhờ bám trụ cái nghề hạ bạc này mà gia đình ông Thuận trở nên giàu có tại đây. Với 6 cái bè (mỗi cái diện tích từ 70-80m2), mỗi năm ông Thuận cung ứng ra thị trường gần 100 tấn cá các loại.

Ông Thuận cho biết, tránh trường hợp nuôi đồng loạt cá dễ bị dội chợ, ế hàng, ông thả nuôi mỗi bè cách nhau từ 1-2 tháng. Với cách nuôi xoay vòng như vậy, năm nào bè cá của ông Thuận xuất bán cũng đạt được giá cao, lợi nhuận nhỉnh hơn các hộ nuôi lân cận. 

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang nói rằng, phong trào nuôi cá bè ở xứ cù lao Ông Hổ đã hình thành và phát triển trên 20 năm. Ngày nay, nó không chỉ dừng lại ở vài bè mà đã tăng lên hàng trăm bè. Nguồn cá của ngư dân được tiêu thụ mạnh tại chợ Long Xuyên và các tỉnh thành ĐBSCL, các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh.

Báo An Giang
Đăng ngày 21/08/2018
Thành Chinh
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:22 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:22 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:22 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:22 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:22 20/11/2024
Some text some message..