Nghề nuôi cá lồng - Một đời gắn bó sông nước

Nhiều phen lận đận với nghề nhưng ông Mai Văn Định (ở thôn Long Thành, xã Tam Tiến, Núi Thành) vẫn miệt mài mưu sinh đến khi thu được quả ngọt… ngay trên chính dòng sông quê nhà.

Một đời gắn bó sông nước
Ông Mai Văn Định với mô hình nuôi cá lồng bè trên sông. Ảnh: KIỀU LY

Bôn ba theo dòng nước

Sinh ra, đã thấy dòng sông mấp mé nước trước hiên nhà, ông Định cứ thế, tựa mình theo những mạn thuyền. Nghề chài lưới cũng đã nuôi lớn cuộc đời người đàn ông ấy, khi mà ngay từ thuở nhỏ, ông đã cùng ba mẹ lênh đênh theo từng con nước, cho đến khi trưởng thành, lập gia đình, thì cái nghề lắm vất vả nhọc nhằn ấy vẫn không thôi đeo đuổi. Ông Định kể, cũng giống như nhiều thanh niên trong làng, ông cũng từng lên thành phố thử tìm việc làm với mong ước thoát khỏi nghèo khó, lam lũ. Thế nhưng, cái mặn mòi, rắn rỏi của người dân vạn chài không hợp với sự nhộn nhịp chốn đô thị, được chừng vài năm, ông lại về gắn bó với dòng sông quê mẹ. “Tôi trở về, khi trong tay chẳng có gì ngoài những mẻ lưới và con thuyền đã cũ. Nhưng niềm vui, sự thoải mái khi được tắm mình ở dòng sông đã từng nuôi mình khôn lớn, với tôi, đó là tài sản vô giá nhất trong cuộc đời” - ông Định chia sẻ.

Bữa ăn, cứ thế đắp đổi qua ngày. Nhưng cá tôm mỗi ngày mỗi ít đi, cuộc sống gia đình có hai đứa con đang tuổi ăn học dần bị xáo trộn. Câu hỏi làm gì để thoát cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu luôn là điều khiến ông trăn trở. Thế rồi, trong khi những câu hỏi làm gì, như thế nào còn chưa có lời giải đáp thì ông nhận thấy, đất vườn nhà mình còn nhiều, có thể dùng để nuôi tôm. Vừa có giá trị kinh tế cao, vừa không phải bấp bênh nay được mai không. Từ vay mượn anh em, bạn bè, ông cải tạo 1ha đất vườn thành một hồ đất và một hồ phủ bạt để nuôi tôm. Ông đến các hộ nuôi tôm ở địa phương cũng như trong và ngoài tỉnh để học hỏi phương thức sản xuất. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật kết hợp với những kinh nghiệm thực tế trong suốt nhiều năm gắn bó với nghề sông nước, tôm của ông phát triển nhanh, chỉ sau ba tháng đã xuất bán, cho thu nhập gần trăm triệu đồng, mở hướng đi mới cho gia đình. Vụ này tiếp nối vụ khác, tháng 3 vừa qua ông thu hoạch hai hồ tôm, thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Thành công tiếp nối

Những vụ tôm thắng lợi giúp ông Định thêm vững tin với nghề. Số tiền thu được qua các vụ, ông làm cơ sở để phát triển thêm kinh tế. Năm 2017, ông mạnh dạn đầu tư 400 triệu đồng đóng 24 lồng bè, mỗi lồng có diện tích 36m2 để nuôi cá ngay trên bến sông gần nhà theo hình thức gối sóng với các loại đặc sản như cá diêu hồng, cá trê, cá đối và cá cồi đang được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế. Ngoài mua sách kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá về đọc thâu đêm ông Định còn chủ động chọn con giống, liên kết với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản có uy tín để hợp tác. Mày mò cho đến nay, chỉ cần nhìn thấy cá bơi ít, bơi nhiều, nổi đầu, hay kém ăn là ông biết ngay chúng đang bị bệnh gì, từ đó điều trị kịp thời. Theo ông Định, vì quen thuộc với từng khúc sông, con nước nên ông biết tận dụng được những lợi thế môi trường tự nhiên, hạn chế thấp nhất những tai nạn, rủi ro khi nuôi trồng. Theo đó, ông thiết kế, lắp đặt những chiếc lồng bè thành chiều dọc, xui theo chiều con nước chảy, vừa tiết kiệm được không gian, vừa tạo độ thông thoáng, đủ ô xy đồng thời cũng tận dụng được những vi sinh vật, phù du làm thức ăn cho cá. Bên cạnh đó, vào mùa mưa, khi lũ về, ông chủ động dẫn bè đi trốn lũ nên hầu như không bị ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai.

Nuôi cá trên sông cũng thuận lợi hơn nhiều so với nuôi cá ao bởi nguồn nước thông suốt, ít bị ô nhiễm, cá lớn nhanh, chất lượng thịt ngon nên giá bán cũng cao hơn. Những lứa cá đầu tiên được thu hoạch từ năm cuối năm 2017, mỗi tháng, bình quân mô hình của ông xuất bán khoảng 20 tạ cá với giá dao động từ 41 - 50 nghìn đồng/kg. Đến năm 2018, ông Định xuất bán với tổng sản lượng 70 tấn, mang lại doanh thu 3 tỷ đồng.

Sự quyết tâm vượt khó làm giàu từ nghề nuôi cá lồng trên sông của ông Định được cấp ủy chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp biểu dương. Năm 2019, ông được trao danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Nói về hiệu quả mô hình kinh tế này, ông Trương Quang Luật - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Tiến cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao về sự tiên phong và bước đầu đã thành công với mô hình nuôi cá lồng trên sông của ông Định. Thời gian tới hội sẽ tuyên truyền, vận động các hội viên khác cùng tham gia, học tập kinh nghiệm chăn nuôi này, tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển mô hình với mức độ phù hợp, nâng cao thu nhập”.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 30/07/2019
Kiều Ly - Như Trang
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:19 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:19 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:19 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:19 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:19 20/11/2024
Some text some message..