Nghề nuôi cá tra Đông bằng sông Cửu Long gặp khó

Theo Tổng cục Thủy sản, trong sáu tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều giảm nhe. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

xuất khẩu ca tra

Nhiều nguy cơ “treo” ao

Sau khi chạm mốc 27.000-28.000 đồng/kg hồi đầu tháng Tư, thời gian gần đây giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm liên tục khiến người nuôi lo lắng. Hiện nay, giá cá nguyên liệu loại I ở mức 22.000-24.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Tiến, một hộ nuôi cá ở Đồng Tháp cho biết, lúc giá cá ở mức 27.000-28.000 đồng/kg khiến ai cũng mừng. Cứ ngỡ giá này tiếp tục duy trì, nào ngờ gần đây sụt giảm liên tục xuống dưới mức giá thành, đẩy hàng loạt hộ nuôi vào cảnh khốn đốn. Hầm cá 200 tấn của ông Tiến đã gần tới ngày thu hoạch, nếu bán lúc này lỗ khoảng 1.500 đồng/kg. Ông cho biết, bán xong đợt này, gom tiền trả nợ rồi nghỉ luôn không dám đầu tư nuôi lại vì nghề này quá rủi ro.

Người nuôi thua lỗ, cộng với sự khó khăn về vốn đầu tư sản xuất, tình trạng “treo” ao dự báo sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn là sẽ đẩy ngành sản xuất và chế biến cá tra tái diễn cuộc khủng hoảng đói nguyên liệu trong khi xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó, một nghịch lý vẫn đang tồn tại trong thời điểm này là dù nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu đang thiếu, nhiều nhà máy hoạt động không hết công suất nhưng giá cá lại giảm mạnh. Theo các chuyên gia thủy sản, giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh là do ảnh hưởng khó khăn về tài chính, chứ không phải do cá nguyên liệu dư thừa gây ra. Chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến các ngân hàng siết chặt tín dụng, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không đẩy mạnh thu mua nguyên liệu, người nông dân không thiết tha đầu tư thả nuôi.

Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, Phó chủ tịch Vasep cho biết, do việc thắt chặt tín dụng, lãi suất ở mức cao. Do vậy, các doanh nghiệp buộc phải bán tháo nguyên liệu dưới giá thành, lấy tiền trả nợ ngân hàng, tránh quá hạn.

Theo Vasep, hiện chỉ có khoảng 30% số nhà máy chế biến thủy sản tôm và cá hoạt động được 70% công suất trở lên, 30% còn lại hoạt động chưa đến 50% công suất, 20% hoạt động chưa đến 30% công suất/ngày, 20% còn lại gần không như không hoạt động.

Cần những giải pháp kịp thời

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Tổng cục trưởng Thủy sản cho biết, khó khăn của ngành thủy sản đã được nhìn thấy. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Vasep, các bộ, ngân hàng để tìm giải pháp. Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách cho người nuôi và doanh nghiệp cần phải thận trọng, để không vi phạm các nguyên tắc quốc tế, không làm méo mó chính sách vĩ mô.

Hiện nay, Vasep đang đánh giá, phân loại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành để tái cấu trúc. Bởi, trong khó khăn hiện nay thì những doanh nghiệp có nhà máy chế biến, có vùng nuôi hoặc có quy trình sản xuất khép kín vẫn giữ được mức tăng trưởng xuất khẩu khả quan so với năm trước. Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu chế biến, một số doanh nghiệp chế biến lớn đã chủ động xây dựng vùng nuôi.

Các chuyên gia ngành thủy sản nhận định, để phát triển con cá tra bền vững rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời của các ngành chức năng. Thực hiện chủ trương giảm lãi suất, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Vừa qua, ngân hàng phát triển (VDB) cũng đã ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho doanh nghiệp cá tra Việt Nam.

Trên cơ sở này, VDB đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận những đề xuất như cho phép VDB được gia hạn nợ các khoản vay xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng đối với các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn tạm thời về tài chính, thời gian gia hạn nợ tối đa 2 năm. Theo đó, VDB sẽ có trách nhiệm phối hợp với VASEP rà soát và xử lý cụ thể với từng trường hợp để gia hạn nợ, tiếp tục cho vay vốn duy trì sản xuất, xuất khẩu, ổn định việc làm cho người lao động.

Còn đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thương hiệu đang phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng đến lao động tại địa phương, ngoài các giải pháp trên đề nghị các cơ quan liên quan và VASEP có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tài chính, quản trị, tổ chức hoạt động... Các ngân hàng được phép khoanh nợ, tiếp tục cho vay bổ sung vốn lưu động để doanh nghiệp khôi phục sản xuất tạo nguồn thu trả nợ.

Theo VASEP, ước tính cần khoảng 5.000 tỷ đồng để mua 200.000 tấn cá tra của dân. Do đó, Hiệp hội cũng đề nghị VDB hỗ trợ các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu thu mua nguyên liệu cá tra, kỳ hạn vay 4 tháng (2 kỳ hạn cho năm 2012) với lãi suất ưu đãi dưới 10%/năm, giải ngân theo tiến độ thu mua.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, về lâu dài, ngành thủy sản cần phải tổ chức lại ở các khẩu xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu trong nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức lại thị trường xuất khẩu, không để một thị trường nhiều doanh nghiệp chào bán giá một cách tự do như hiện nay; thống nhất về chất lượng, thương hiệu cá tra của Việt Nam. Mặc khác, phải tổ chức lại sản xuất trong nước, theo chuỗi sản phẩm, có cơ chế chia sẻ rủi ro, lợi nhuận giữa các khâu trong chuỗi. Ngoài ra, về khoa học kỹ thuật, cần tìm cách thay thế toàn bộ giống hiện nay bằng giống chất lượng.

Các doanh nghiệp thủy sản và người nuôi đang hy vọng những giải pháp trên sẽ được triển khai kịp thời; đặc biệt, nhanh chóng được tiếp cận được với dòng vốn để kịp thời phát triển sản xuất. Đặc biệt, tình trạng bỏ nghề, “treo” ao sẽ không còn tái diễn để ngành sản xuất và chế biến cá tra phát triển bền vững./.

Việt Nam plus
Đăng ngày 21/06/2012
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 03:15 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 03:15 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 03:15 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 03:15 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:15 25/12/2024
Some text some message..