Nghề nuôi trồng thủy sản - Những bước đi khởi sắc

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.

mô hình VAC
Phát triển kinh tế VAC góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân. Trong ảnh: Một góc trang trại của gia đình ông Đỗ Thế Dấc (xã Giang Sơn, Gia Bình).

Thế nhưng, nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những diện tích khó canh tác này lại trở thành lợi thế trong nuôi trồng thuỷ sản. Phong trào chuyển đổi đã phát triển lan rộng, người dân đã có câu “ba sào ruộng cao không bằng một sào ruộng trũng”.

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, sự cố gắng của người dân, từ năm 1997 đến nay, sản xuất thủy sản của tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, diện tích thủy sản toàn tỉnh đạt 5.450 ha, tăng 2.658 ha so với năm 1997, trong đó, diện tích ao, hồ tự nhiên tăng từ 2.073 ha năm 1997 lên 2.295 ha năm 2013, diện tích chuyển đổi ruộng trũng tăng từ 719 ha lên 3.155ha.

Năng suất thủy sản tăng từ 1,44 tấn/ha năm 1997 lên 6,15 tấn/ha, tăng 4,27 lần so với năm 1997, sản lượng thủy sản tăng từ 5.260 tấn lên 35.000 tấn.

Với chủ trương đẩy mạnh thâm canh diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, kể từ năm 2001, các địa phương trong tỉnh đã từng bước chuyển 2.450 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Trong đó, 2 huyện Gia Bình và Lương Tài đã lập dự án chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang kết hợp nuôi cá, nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả.

Việc chuyển đổi đã làm thay đổi phương thức nuôi cá từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh hàng hóa, nhiều vùng nuôi đã có sản lượng thủy sản trên 200 tấn/ năm như Xuân Lai, Bình Dương, Nhân Thắng (Gia Bình), Trung Chính, Phú Hòa, Phú Lương  (Lương Tài), Việt Hùng, Hán Quảng, Phù Lãng (Quế Võ)… đồng thời góp phần làm thay đổi cơ cấu đàn cá thả nuôi từ đối tượng cá truyền thống sang các đối tượng giống mới. Cùng với đó, việc đẩy mạnh hỗ trợ cá giống lưu đông góp phần quan trọng giúp các hộ chủ động được nguồn giống chất lượng, thâm canh tăng vụ.

mô hình nuôi thương phẩm
Cán bộ Chi cục Thủy sản kiểm tra mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao trên sông Đuống tại xã Mão Điền (Thuận Thành).

Hình thức nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng được đa dạng, phổ biến là các mô hình VAC, AC, do tận dụng được thức ăn có sẵn trong quá trình sản xuất nông nghiệp (phân hữu cơ từ chăn nuôi, ngô, thóc, thức ăn xanh từ trồng trọt) chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, đã có một số mô hình mới triển khai, nhưng bước đầu đem lại hiệu quả cho người nuôi, giúp nông dân học tập và làm theo. Tiêu biểu là mô hình nuôi cá lồng trên sông đã tạo ra một hướng nuôi mới, có triển vọng để phát triển trong những năm tiếp theo, toàn tỉnh hiện có 90 lồng cá với sản lượng đạt 450 tấn, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 35-40 triệu đồng/lồng. Các mô hình nuôi luân canh cá-lúa, nuôi con đặc sản như ba ba, cá sấu... cũng được các hộ nuôi trồng thủy sản đầu tư, bảo đảm mối liên hệ giữa cung và cầu.

Bên cạnh những thuận lợi về mặt định hướng, phát triển nuôi trồng thủy sản trong tỉnh vẫn còn một số khó khăn về vốn, quỹ đất, quy hoạch, đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ kỹ thuật… Đặc biệt, theo ông Phan Đình Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản cao đang là vấn đề đáng lưu tâm trong thời gian tới. Việc quy hoạch vùng, xây dựng chợ cá đầu mối hay nhà máy chế biến thủy sản để người nông dân có địa chỉ tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch cũng là một vấn đề quan trọng cần được xem xét… nhằm giúp người dân tiếp tục đầu tư theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, giá trị hàng hóa của thủy sản.

Báo Bắc Ninh, 25/12/2013
Đăng ngày 26/12/2013
Bài, ảnh: H.T-V.A
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 05:28 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 05:28 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 05:28 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 05:28 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 05:28 29/12/2024
Some text some message..