Nghêu chết hàng loạt nhiều năm vẫn chưa rõ nguyên nhân

Trong nhiều năm qua, hiện tượng nghêu chết hàng loạt xuất hiện ở nhiều địa phương nuôi loại thủy sản này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thế nhưng, cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghêu chết vẫn chưa được xác định, dù đã có nhiều nỗ lực của các nhà chuyên môn.

Nghêu chết hàng loạt nhiều năm vẫn chưa rõ nguyên nhân
Trong ảnh: Người dân đang kiểm tra "sức khỏe" nghêu giống. Ảnh: Trung Chánh

Tại hội thảo khởi động dự án “Phát triển toàn diện và bền vững chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” diễn ra ở tỉnh Bến Tre vào hôm nay, 31-5, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) cho biết, ở các địa phương nuôi nghêu tại ĐBSCL hàng năm đều xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân. “Rõ ràng chúng ta vẫn chưa có giải pháp cải thiện được vấn đề này”, ông nhấn mạnh.

Vào năm 2013, tình trạng nghêu chết hàng loạt xuất hiện ở hầu hết các địa phương nuôi loại thủy sản này ở ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Chẳng hạn, ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã có hơn 1.300 héc ta diện tích nuôi của 180 hộ nông dân bị dịch bệnh, ước thiệt hại lên đến 300 tỉ đồng.

Liên tiếp những năm sau đó, tình trạng nghêu chết hàng loạt tiếp tục tái diễn khá phức tạp ở nhiều địa phương. Tại huyện Bình Đại và Ba Tri, tỉnh Bến Tre xuất hiện tình trạng nghêu chết trong những tháng đầu năm 2018.

Ông Phan Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Bảo Thuận, huyện Ba Tri cho biết, nghêu nuôi của hợp tác xã xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt, nhưng chưa xác định được nguyên nhân.

Trước đó, vào năm 2011, khi hiện tượng nghêu chết hàng loạt xuất hiện ở ĐBSCL, các nhà khoa học đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân và kết quả phân tích mẫu do Phân viện thủy sản Cà Mau thực hiện xác định có sự hiện diện của ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp với tỷ lệ cảm nhiễm dao động từ 50-80%, cường độ cảm nhiễm từ 10 - 340 bào tử Perkinsus sp trên một cá thể nghêu.

Sau đó, Chi cục Thú y Tiền Giang đã đề nghị Phân viện Thủy sản Cà Mau tiếp tục nghiên cứu mô bệnh học của các mẫu nghêu gửi xét nghiệm để xác định xem ký sinh trùng nói trên có ảnh hưởng đến cấu trúc mô của nghêu nuôi hay không để có cơ sở cho việc nhận định nguyên nhân gây chết nghêu.

Tuy nhiên, như thông tin đã nêu ở trên của ông Lựu, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt như thời gian vừa qua.

Trình bày tại hội thảo, đại diện của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, các vùng nuôi nghêu tập trung ở các khu vực cửa sông ven biển là vùng chịu tác động rất nhiều nguồn chất thải. “Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4..., cũng ở mức đáng lo ngại”, vị này cho biết.

Trước tình hình trên, ông Lựu kỳ vọng dự án phát triển bền vững chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ chính sẽ cải thiện được những tác động tiêu cực, giúp cho hoạt động sản xuất nghêu được bền vững hơn. Từ đó, thúc đẩy gia tăng xuất khẩu nghêu, đem lại cuộc sống ổn định hơn cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Phó giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, nông dân sản xuất quy mô nhỏ là mắt xích đầu tiên và rất quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nghêu. “Vì vậy, vai trò và vị thế của họ cần được nhìn nhận một cách công bằng”, bà nhấn mạnh và giải thích rằng vì không có nông dân, chuỗi giá trị sẽ không tồn tại.

Theo bà Hoa, để chuỗi giá trị có thể phát triển bền vững, sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và yêu cầu của thị trường, thì việc hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất của họ là hết sức cần thiết nhằm góp phần cải thiện sinh kế người dân.

SGGP
Đăng ngày 01/06/2018
Trung Chánh
Môi trường

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Bí quyết trở thành thợ săn mồi đỉnh cao của cá mập

Càng phân bố ở những nơi thẳm sâu trong lòng đại dương - nơi mà bóng tối và áp lực nước lớn trở thành thử thách khắc nghiệt, các sinh vật biển càng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng những kỹ năng sinh tồn đáng kinh ngạc.

Cá mập
• 09:52 17/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Cá tra
• 09:52 17/03/2025

Nuôi cá chuột hỗ trợ cho bể cá luôn được dọn dẹp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để giữ cho lớp cát trong bể cá luôn sạch sẽ, việc nuôi cá chuột (cá Corydoras) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của cá chuột trong việc làm sạch cát, cách lựa chọn loài phù hợp, thiết lập môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống, những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm thực tế từ người nuôi.

Cá chuột
• 09:52 17/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:52 17/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:52 17/03/2025
Some text some message..