Nghi lễ "rước nước, tế cá" trong lễ hội đầu Xuân ở đền Trần

Mỗi năm, tại Khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) thường có hai kỳ lễ hội. Thứ nhất là lễ hội đầu Xuân, diễn ra trong 3 ngày từ 14-16 tháng Giêng, trong đó ngày 15 tháng Giêng là ngày đại lễ. Lễ hội này có sự tham gia của cộng đồng dân cư làng Tức Mạc (phường Lộc Vượng) và người dân nhiều làng, xã lân cận - nơi có các di tích thời Trần.

đền Trần
Lễ hội đền Trần 2013. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Kỳ lễ hội thứ hai là Lễ hội tháng Tám (tưởng nhớ ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Sau này lễ hội vào tháng Tám được các cấp chính quyền thống nhất là lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo.

Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần tại Nam Định Xuân Giáp Ngọ 2014 là việc khôi phục lại các nghi lễ rước nước, tế cá truyền thống vốn đã mai một hơn một thế kỷ qua. Tại lễ hội, những nghi lễ này trở thành một trong những nội dung chính trong lễ hội. Nghi lễ có ý nghĩa là tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết: Trong lễ hội đầu Xuân, ngoài tế lễ, khai ấn, phát ấn còn có nghi lễ rước nước, tế cá. Đây là nghi lễ rất quan trọng nhưng đã bị lãng quên, mai một trong hơn 100 năm qua. 

Để bảo tồn các nghi lễ truyền thống, đặc biệt là lễ hội đầu Xuân đền Trần theo đúng phong tục truyền thống, vừa qua Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định tiến hành nghiên cứu, phục dựng nghi lễ rước nước, tế cá đúng theo phong tục truyền thống. 

Việc nghiên cứu, phục dựng được dựa trên ghi chép của các thư tịch cổ, tham khảo đóng góp của các cụ bô lão, những người cao tuổi trong làng về những nghi lễ có ở lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây. 

Theo các cụ cao niên ở thôn Tức Mạc và thôn Đại Bái, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, các đây hơn 100 năm trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức rước nước và có lệ tế cá. Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng Giêng. 

Ngay từ buổi sáng, dân làng tề tựu tại đền làm lễ. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn. Khi được dân làng chọn cử, người sẽ thực hiện việc lấy nước phải ăn chay, lên đền ở hàng tuần trước ngày mở hội.

Tại lễ rước, đoàn rước nước gồm có cờ, biểu đi trước, chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Từ đền, đoàn rước tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị khoảng 3 km. 

Tại bến sông, chỗ lấy nước, dân làng đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa. Đoàn rước ra tới nơi, thuyền nhổ neo đưa mọi người ra giữa sông rồi dừng lại làm lễ. Theo nhịp trống chiêng, những gáo nước trong giữa dòng được múc lên, long trọng đổ vào bình qua lần vải. Khi bình đầy nước, chiếc bình được chuyển lên kiệu và đoàn rước nước theo đường cũ trở về đền. Nước được múc chuyển vào các bát đưa lên ban thờ và lúc này dân làng tổ chức tế.

Sáng 16 tháng Giêng, dân làng tổ chức tế cá. Cá gồm một đôi cá triều đẩu (cá quả) và long ngư (cá chép), mỗi con nặng khoảng 2 kg. Đây là những con cá sống, khỏe mạnh, được dựng trong thùng sơn đỏ, đặt trước bát nhang công đồng. Buổi tế cá diễn ra từ sáng đến trưa, sau đó cá được rước đi phóng sinh ở sông Hồng.

Theo Ban tổ chức, tại lễ hội năm nay sẽ diễn ra vào sáng 12 tháng Giêng (tức ngày 11/2/2014), nhân dân phường Lộc Vượng sẽ tổ chức rước kiệu từ đền Cố Trạch ra giếng cổ, ao thả cá; thực hiện nghi thức lấy nước, đánh bắt cá, rước nước, rước cá về đền Thiên Trường và tổ chức nghi lễ dâng nước, tế cá tại đây. Sau đó, cá sẽ được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc). 

Do lễ hội khai ấn diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, nghi lễ rước nước, tế cá sẽ được tổ chức vào sáng 12 tháng Giêng nhằm giãn lượng khách và Ban tổ chức có điều kiện phục vụ du khách tốt hơn.

Nghi lễ rước nước, tế cá có trong nhiều lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nhưng đối với lễ hội đền Trần, ngoài ý nghĩa trên, ý nghĩa quan trọng nhất của nghi lễ rước nước, tế cá là tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước. Cá tế xong không đem giết thịt mà được đưa đi phóng sinh tại sông Hồng.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định: Việc phục dựng nghi lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích đền Trần còn có ý nghĩa nhớ về một nghề nổi tiếng của làng Tức Mạc, đó là nghề nuôi cá giống, cá thịt nổi tiếng một thời ở khu vực miền Bắc./.

TTXVN/Vietnam+, 06/02/2014
Đăng ngày 07/02/2014
Nguyễn Trường

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 11:36 30/05/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 13:17 26/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 13:17 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 13:17 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 13:17 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:17 26/06/2024
Some text some message..