Nghịch lý: Người nuôi cá thua lỗ, giá thị trường vẫn cao

Từ nhiều tháng nay, người nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh đang “đứng ngồi không yên” vì đầu ra sản phẩm không thuận lợi khi giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất...

giá cả
Hồ nuôi cá lóc của Trang trại khảo nghiệm Ngọc Long. Ảnh: M.Thuận

Khó khăn đầu ra

Là trang trại nuôi cá công nghiệp quy mô lớn và đang là thời điểm thu hoạch, nhưng ông Lê Trung Kiên, quản lý Trang trại khảo nghiệm Ngọc Long (thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana) luôn trong tâm trạng đầy lo lắng vì giá cá rớt sâu. Với 20 ao nuôi cá lóc tổng diện tích 10 ha và 30 lồng bè nuôi các loại cá trắm, chép, rô phi, diêu hồng..., mỗi ngày trang trại xuất bán hàng chục tấn (trong đó 80% là cá lóc) phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, từ tháng 8-2016 giá các loại cá bắt đầu giảm và đến nay vẫn chưa phục hồi. Nếu trước đây giá cá lóc bán tại bè là 48-50 nghìn đồng/kg, cá diêu hồng 41.000 đồng/kg, rô phi 38.000 đồng/kg…, thì bây giờ chỉ từ 25-28 nghìn đồng/kg đối với cá lóc; các loại cá khác từ 30-37 nghìn đồng/kg khiến người nuôi phải chịu lỗ 8-10 nghìn đồng/kg cá thương phẩm, ước chừng mỗi tấn bán ra lỗ hơn 80 triệu đồng.

Ông Kiên chia sẻ, với tình trạng này, trang trại của ông tạm ngưng bán cá ra thị trường, chỉ cho cá ăn cầm chừng đợi giá lên. Hiện trang trại của ông còn khoảng 300 tấn cá lóc chưa xuất bán được. Việc giữ cá lại đồng nghĩa phải tốn thêm chi phí thức ăn, công chăm sóc cá mỗi ngày, trong khi chưa biết khi nào giá mới ổn định trở lại. Tương tự, ông Trương Văn Doan, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Buôn Triết (huyện Lắk) cho biết, nhiều tháng nay giá cá nuôi xuất bán cho thương lái giảm khá mạnh, nhất là cá rô phi, cá lóc, thát lát, giảm từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với trước đây. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con sống nhờ vào nghề cá, việc tìm kiếm đầu ra cũng khó khăn vì luôn bị các thương lái ép giá.

Giá cá thương phẩm giảm mạnh cũng kéo theo hệ lụy thua lỗ, đầu ra sụt giảm đối với nhiều hộ nuôi cá giống. Ông Nguyễn Văn Đại, Giám đốc Công ty TNHH MTV An Trang (thôn 10, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) chia sẻ, so với cùng kỳ năm ngoái, công ty của ông xuất bán được 20 tấn cá giống các loại, nhưng năm nay đã giảm xuống còn 15 tấn. Lượng giống cung cấp trong và ngoài tỉnh cũng giảm 20-25%. Đến thời điểm này, lượng người mua cá giống cũng thưa dần, số cá giống tồn đọng nhiều chưa biết phải giải quyết thế nào vì không đủ diện tích ao, lồng để nuôi thả. 

Lồng nuôi cá trên sông Krông Ana của Trang trại khảo nghiệm Ngọc Long. Ảnh: M.Thuận

Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng đều bị thiệt

Theo khảo sát thị trường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, giá cá bán lẻ tại các chợ vẫn không hề giảm mà gần như vẫn giữ nguyên như trước đây. Đơn cử, giá cá lóc bán tại bè trung bình chỉ 28.000 đồng/kg nhưng ở chợ dao động 60-80 nghìn đồng/kg, cá điêu hồng bán tại bè 37.000 đồng/kg, bán lẻ từ 55-60 nghìn đồng/kg; rô phi xuất bán 35.000 đồng/kg, ở chợ là 45-50 nghìn đồng/kg… Theo lý giải của người bán lẻ, nguyên nhân là do cá phải qua nhiều khâu trung gian nên khi đến tay người tiêu dùng thì giá vẫn ở mức cao. Như vậy, cũng giống như giá heo hơi trong thời gian vừa qua, chỉ có người nuôi và người tiêu dùng chịu thiệt thòi, còn thương lái mua đi bán lại vẫn ung dung hưởng lãi cao(!)

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, đến tháng 8 - 2017 trên địa bàn tỉnh có 409 lồng nuôi cá các loại, trong đó, chủ yếu là diêu hồng, cá tầm, cá lóc, lăng đuôi đỏ, bống tượng, chim trắng và rô phi. Trong khi đó, hoạt động khai thác thủy sản ngoài tự nhiên của người dân từ đầu năm đến nay vẫn diễn ra bình thường, sản lượng ước 1.302 tấn, bằng 76,6% kế hoạch khai thác năm 2017. Chi cục Thủy sản đánh giá, nguyên nhân khiến giá các loại cá nước ngọt giảm mạnh một phần là do các địa phương ngày càng mở rộng diện tích nuôi cá, phần khác đang vào vụ thu hoạch rộ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Bên cạnh đó, sản phẩm cá nước mặn ngày càng nhiều lên cũng khiến thị trường cá nước ngọt bị thu hẹp. Hiện Chi cục cũng khuyến cáo bà con hạn chế mở rộng diện tích ao, bè, tập trung vào các loại cá có giá trị kinh tế cao để gia tăng giá trị cho sản phẩm cá nước ngọt.

Báo Đắk Lắk Điện tử, 11/09/2017
Đăng ngày 11/09/2017
Minh Thuận – Thùy Linh
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 08:37 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 08:37 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:37 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 08:37 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 08:37 23/11/2024
Some text some message..