Nghiên cứu chứng minh loài tôm càng đỏ là loài sống sót cuối cùng

Nghiên cứu của trường Đại học Queen Mary, London cho biết một trong những loài có khả năng xâm lấn mạnh nhất trên hành tinh có thể tìm kiếm nguồn thức ăn trên cạn cũng như nguồn thức ăn quen thuộc của chúng khi ở dưới nước.

tom cang do
Tôm càng đỏ gây tổn hại đáng kể tới quần thể các loài cá cũng như làm mất cân bằng chuỗi thức ăn.

Các nhà khoa học đã phân tích loài tôm càng đỏ sống tại vùng đầm lầy ở Hồ Naivasha thuộc Kenya và nhận thấy rằng khi mực nước hồ xuống thấp, những con tôm sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn bổ sung ở trên cạn. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLoS ONE, số ra ngày 3/08/2012.

Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Jonathan Grey, Đại học Queen Mary, London lý giải: "Tôm càng đỏ là loài động vật có khả năng sống sót đáng kinh ngạc, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chúng có thể trực tiếp ăn các loài thực vật sống trên cạn, cũng như thực vật thủy sinh - nghiên cứu đầu tiên đã chứng minh điều này. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người có ý định đưa loài động vật này đến sinh sống ở những vùng khác".

Nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn của tôm càng đỏ thông qua một kỹ thuật gọi là kỹ thuật phân tích đồng vị ổn định, trong đó, họ đã sử dụng một tín hiệu hóa học tự nhiên trong các mô nhằm phản ánh chế độ ăn uống của loài này, từ đó xác định loại thức ăn của chúng.

Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số lượng các cá thể tôm rời khỏi hồ nước chính và chúng đã sống sót bằng cách đào hang trong những hồ nước nhỏ còn đọng lại do dấu chân của những con hà mã để lại. Tối đến, tôm càng đỏ chui ra khỏi những dấu chân đó và ăn các loại loài thực vật trên cạn sống xung quanh.

"Nghiên cứu này là minh chứng rõ ràng rằng tôm càng đỏ sống ở đầm lầy là một loài xâm lược thành công phi thường", Tiến sĩ Grey cho biết.

Từ những năm 1960, tôm càng đỏ đầm lầy đã được đưa đến nhiều khu vực khắp Đông Phi nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp thủy sản và nỗ lực kiểm soát số lượng của những loài ốc sên mang ký sinh trùng gây bệnh giun ký sinh trên cơ thể con người.

"Trong khi loài này tỏ ra rất hữu ích khi chúng có thể chống lại nhiều loài gây hại khác sống trong hệ sinh thái, thì ngược lại, chúng cũng đang gây tổn hại đáng kể tới quần thể các loài cá cũng như làm mất cân bằng chuỗi thức ăn. Loài này ăn các loài thực vật, trứng cá, ấu trùng ruồi, ốc sên, đỉa và kể từ khi chúng ta nhận thức được rằng loài tôm càng đỏ có khả năng khai thác nguồn thức ăn bổ sung ở trên cạn, chúng có thể duy trì số lượng các cá thể ngày một đông hơn trong những điều kiện bất lợi như mực nước rút xuống thấp và ngoài ra còn có thể gây tổn hại nặng nề đến môi trường hơn chúng ta nghĩ ban đầu".

BKH&CN
Đăng ngày 17/08/2012
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 20:44 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 20:44 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 20:44 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 20:44 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 20:44 22/11/2024
Some text some message..