Nghiên cứu kiểm soát dinh dưỡng đối với sự phát triển của phôi cá

Suy dinh dưỡng trong thai kỳ có liên quan đến một loạt các tác động xấu đến thai nhi đang phát triển. Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi, có liên quan mật thiết đến việc sinh con nhẹ cân và dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, bệnh tim.

phôi cá
Nghiên cứu trên phôi giúp hiểu các chất dinh dưỡng do mẹ cung cấp tác động như thế nào đến sự phát triển của phôi thai. Ảnh minh họa.

Mặc dù nhu cầu cấp thiết là phải hiểu các chất dinh dưỡng do mẹ cung cấp tác động như thế nào đến sự phát triển của phôi thai nhưng các nghiên cứu ở người còn hạn chế vì cần phải có thời gian đủ dài để đưa ra kết luận do không thể kiểm soát các biến số môi trường di truyền cũng như thời gian mang thai của con người. Các nghiên cứu trên chuột đã khắc phục được một số yếu tố này nhưng vẫn rất tốn kém và khả năng kiểm soát, hình dung quá trình sử dụng chất dinh dưỡng trong phôi chuột bị hạn chế.

 Cá là động vật nghiên cứu có giá trị để điều tra về dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của phôi thai. Hầu hết các loài cá sinh ra trứng phát triển bên ngoài cá mẹ, phụ thuộc vào một lượng hữu hạn noãn hoàng để hình thành và phát triển, tạo ra một số lượng lớn phôi liên tục cung cấp nhiều vật liệu cho việc phân tích. Phôi đang phát triển là một hệ thống khép kín có thể dễ dàng phân tích sinh hóa, hình dung và thao tác để hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. 

Thành phần dinh dưỡng của trứng có thể được thay đổi bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn của cá thể mẹ hoặc tiêm vào phôi các chất dinh dưỡng hay chất điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Phôi có thể được ngâm trong hóa chất cho phép sàng lọc quy mô lớn các hợp chất điều chỉnh việc sử dụng chất dinh dưỡng. Phôi và ấu trùng ban đầu của hầu hết các loài cá đều trong suốt, cho phép quan sát các chất dinh dưỡng rõ ràng hơn. Quá trình phát triển của phôi diễn ra nhanh chóng, một số loài có tuổi thọ cực kỳ ngắn nên việc điều tra dinh dưỡng của phôi ảnh hưởng đến các tính trạng, tuổi thọ và các thế hệ tiếp theo là điều khả thi. 

Nghiên cứu nhằm tối đa hóa khả năng sinh sản và chất lượng trứng của cá nuôi đã dẫn đến những hiểu biết cơ bản về cách dinh dưỡng của cá mẹ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của phôi. Các nghiên cứu được thực hiện ở loài cá có sự phát triển phôi tương tự con người và chức năng gen được bảo tồn tương đối tốt. 

Nghiên cứu này nêu bật ba loài cá sử dụng làm mô hình nghiên cứu đặc biệt hữu ích, thú vị và có giá trị trong tương lai: Cá ngựa vằn (Danio rerio) nhờ vào sự sẵn có của bộ dữ liệu dinh dưỡng; cá Killi lam ngọc (Nothobranchius furzeri) do có vòng đời hàng năm độc đáo cho phép điều tra thời gian phát triển và tuổi thọ và cá hang động mù Mexico (Astyanax mexicanus) do khả năng so sánh trực tiếp hình thái đã thích nghi với các môi trường dinh dưỡng khác nhau.

cá nghiên cứu phôi
Ở trên: Cá hang động mù Mexico. Ở dưới từ trái qua phải: Cá ngựa vằn, cá Killi lam ngọc.

Ba loài cá được sử dụng làm mô hình nghiên cứu tiết lộ cách các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai nhờ vào vòng đời độc đáo và khả năng thích nghi cực cao. Cá ngựa vằn chuyển gen khá dễ sản xuất cùng với các đột biến và bộ dữ liệu có sẵn cung cấp nền tảng vững chắc cho các nhà nghiên cứu nhằm sử dụng loài này để nghiên cứu dinh dưỡng. Cá ngựa vằn có thể được sử dụng để xác định ảnh hưởng của chất dinh dưỡng trong lòng đỏ và tác động đến sự phát triển, đồng thời điều tra việc thay đổi sử dụng chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc phôi như thế nào.

Cá Killi lam ngọc cũng là một mô hình nghiên cứu hấp dẫn để đánh giá, kiểm soát dinh dưỡng đối với sự phát triển của phôi thai. Nhiều đặc điểm của cá Killi lam ngọc như tuổi thọ ngắn và khả năng chống áp suất cao cung cấp góc nhìn độc đáo để giải quyết các yêu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho sự phát triển hình thành phôi. 

Mặc dù không sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng, nhưng vòng đời hàng năm đòi hỏi cá Killi phải quản lý, sử dụng và bảo tồn chất dinh dưỡng một cách cẩn thận. Các nhà nghiên cứu khai thác hệ thống này chắc chắn sẽ có được cái nhìn cơ bản về vai trò điều tiết và tác động chức năng của các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển. 

Các điều kiện hạn chế chất dinh dưỡng mà cá hang động mù Mexico trải qua có thể dẫn đến sự tiến hóa của thành phần noãn hoàng và việc sử dụng chất dinh dưỡng của phôi thai. Có thể cá hang động đã tiến hóa để nạp nhiều chất dinh dưỡng hơn vào trứng, và điều này dẫn đến sự khác biệt đáng kể về thành phần các chất dinh dưỡng cụ thể giữa các hình thái trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. Bằng cách tận dụng sự biến đổi tự nhiên do sự thích nghi trong hang động tạo ra, cá hang động mù Mexico sẽ rất hữu ích. 

Nhìn chung, nghiên cứu này đưa ra tầm nhìn tổng quan nhấn mạnh các hướng đi trong tương lai, tận dụng sự đa dạng tự nhiên được quan sát thấy trên các loài động vật cung cấp hiểu biết đầy đủ hơn về việc kiểm soát dinh dưỡng đối với sự phát triển của phôi.

Nguồn: Riddle, M. R., & Hu, C. K. (2021). Fish models for investigating nutritional regulation of embryonic development [online], viewed 20 September 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.ydbio.2021.03.012>.
Đăng ngày 22/11/2021
Uyên Đào
Khoa học

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 13:59 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 13:59 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 13:59 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:59 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 13:59 14/05/2024