Nghiên cứu mới: Ấu trùng ruồi lính đen chứa hoạt tính kháng khuẩn

Các phân tử hoạt tính sinh học trong chất béo của ấu trùng ruồi lính đen có khả năng diệt khuẩn tốt, có triển vọng ứng dụng thực tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

ấu trùng ruồi lính đen
Ứng dụng ruồi lính đen trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: cherrubics

Về mặt dinh dưỡng, ruồi lính đen tích lũy lượng protein và lipid cao (307,5–588,0 g/kg và 113,0–386,0 g/kg). Về thành phần axit béo, chúng thường giàu axit béo bão hòa (SFAs) và nghèo axit béo không bão hòa đa nối đôi (PUFAs), có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với cá. Sự thiếu hụt PUFAs trong quá trình nuôi có thể gây ra sự sụt giảm về sức khỏe của cá, tăng trưởng kém, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, thiếu máu và tỷ lệ chết cao. Ngoài ra một số báo cáo cho rằng nuôi ấu trùng ruồi lính đen trên chất nền hữu cơ có chứa lượng axit béo omega-3 thích hợp sẽ cải thiện các thành phần axit béo trong sinh khối của ấu trùng ruồi lính đen. 

Điều đáng chú ý là ấu trùng ruồi lính đen còn thể hiện được hoạt động kháng khuẩn. Cụ thể là, chất béo của ruồi lính đen có chứa các thành phần có giá trị cao gồm oleic không bão hòa (18:1, n-9) và axit linoleic (18:2, n-6). Bên cạnh đó, chất béo của ruồi lính đen rất giàu axit lauric chuỗi trung bình, chất này được biết đến có hoạt tính kháng khuẩn với cơ chế là phá vỡ màng tế bào vi khuẩn. Gần đây, Mohamed và nhóm nghiên cứu của ông đã chứng minh khả năng kháng khuẩn đáng kể của chất chiết xuất từ nước có tính axit-methanol (AWME) của chất béo ấu trùng ruồi lính đen chống lại tác nhân gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá Aeromonas spp.. 

kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất axit béo từ ấu trùng ruồi lính đen đối A. hydrophila.

Cụ thể, xác định hoạt tính kháng khuẩn đối với A. hydrophila A. salmonicida, đồng thời xác định khả năng kìm và diệt khuẩn của chiết xuất từ axit béo ấu trùng ruồi lính đen. Trích xuất tuần tự thứ ba (AWME3) có hoạt tính cao nhất chống lại Aeromonas spp., cụ thể đường kính vùng ức chế nằm trong khoảng (21,47 - 20,83 mm) ở nồng độ 40 mg/mL, giá trị MIC (kìm khuẩn) dao động trong khoảng 0,09 và 0,38 mg/mL tương ứng với A. hydrophilaA. salmonicida. Các giá trị của AWME3 MBC (diệt khuẩn) được ghi nhận 0,19 và 0,38 mg/mL.

Chiết xuất AWME3 là chất kháng khuẩn mạnh nhất trong ức chế vi khuẩn cá gây bệnh được làm giàu trong axit cis-oleic (C18: 1, 26,28%) và glixerol (C3: 0, 7,87%) so với các chiết xuất khác. AWME3 bao gồm một số hợp chất có một hoặc nhiều liên kết đôi cis-oleic như axit cis-oleic; 9,12-axit hexadecadienoic este metyl; cis-9-hexadecenal; 2,4-dodecadienal, (E, E); axit lauric beta-monoglycerid; Axit oxiranundecanoic, 3-pentyl- metyl este, cis- không được tìm thấy trong AWME1 và AWME2. Mặc dù AWME1 chứa tỷ lệ phần trăm SFA cao nhất, nhưng khả năng kháng khuẩn của nó thấp nhất trong số các chất chiết xuất khác chống lại các chủng vi khuẩn gây bệnh cho cá.

Theo nhóm nghiên cứu, các tính chất vật lý và hóa học của lipid phụ thuộc vào thành phần của axit béo, độ dài và mức độ bão hòa của chuỗi cacbonic, và điểm nóng chảy của chúng. Quá trình thủy phân nhiệt diễn ra chủ yếu trong pha dầu chứ không phải trên bề mặt phân cách dầu-nước. Quá trình thủy phân được mong muốn hơn trong dầu có USFA ngắn, chẳng hạn như axit cis-9-hexadecenoic, axit octadec-9-enoic (cis-oleic), hơn dầu có SFAs dài, như axit stearic, myristic và axit lauric, bởi vì USFA ngắn là hòa tan trong nước nhiều hơn axit béo no dài. Sự tiếp xúc lâu dài giữa dầu và pha nước của chất béo ấu trùng làm tăng sự thủy phân của dầu ấu trùng ruồi lính đen. 

ấu trùng ruồi lính đen
Chất béo trong ruồi lính đen đã được chứng minh có hoạt tính sinh học kháng và diệt khuẩn tốt. Ảnh: bioinnovate-africa

Nhóm nghiên cứu tự hào rằng đây là những kết quả được công bố đầu tiên về khả năng kháng khuẩn của các thành phần chiết xuất từ axit béo của ấu trùng ruồi lính đen. Nhóm đã có nhận định rằng hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc vào liều lượng của mỗi thành phần chiết xuất chống lại tác nhân gây bệnh vi khuẩn A. hydrophilaA. salmonicida ở cá. Hoạt động kìm khuẩn và diệt khuẩn của các thành phần chiết xuất đã được tăng cường đáng kể thông qua chiết xuất tuần tự của cùng một mẫu chất béo BSFL. Đoạn trích tuần tự thứ ba AWME3 sở hữu hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất so với AWME1 và AWME2.

Do đó, chất béo trong ấu trùng ruồi lính đen có thể đóng vai trò như một nguồn dự trữ tuyệt vời của các phân tử hoạt tính sinh học với khả năng diệt khuẩn tốt, có tiềm năng ứng dụng thực tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 07/04/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:00 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:00 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:00 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:00 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:00 26/11/2024
Some text some message..