Nghiên cứu sinh sản thành công cá bá chủ

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Bá chủ thành công đáp ứng nhu cầu cá cảnh biển trong nước và xuất khẩu.

Cá bá chủ.
Cá bá chủ.

Cá cảnh biển hiện đang là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá cảnh biển được đánh bắt ngoài tự nhiên bằng hóa chất đã dẫn đến nhiều loài cá cảnh biển có nguy cơ nằm trong sách đỏ. Cá Bá chủ (Pterapogon kauderni) có màu sắc đẹp và dễ nuôi nên được người chơi cá cảnh trong nước và thế giới ưa chuộng. Loài cá này đang bị khai thác quá mức ngoài tự nhiên và được liệt vào danh sách đỏ của tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Cá bá chủ là loài cá rạn san hô nhỏ, chúng được phân biệt với các loài khác bởi vây lưng có 8 tia cứng và 13 tia mềm, vây hậu môn có 13 tia vây mềm. Vây lưng thứ 2 và vây hậu môn kéo dài đến phần chẻ sâu của vây đuôi. Cá có màu sắc hoa văn rất đẹp, bao gồm 3 thanh màu đen nổi bật trên đầu và thân. Một thanh nối liền giữa vây lưng thứ nhất và vây ngực, và một thanh nối liền vây lưng thứ 2 và vây hậu môn. Ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có một loạt các điểm màu trắng chạy dọc theo các cạnh của viền vây. Trên cơ thể chứa khoảng 20 chấm màu trắng rực rỡ giữa các thanh màu đen thứ hai và thứ ba. Cá bá chủ có kích thước trung bình, chiều dài cơ thể tối đa 8 cm. Miệng khá rộng, miệng con đực rộng hơn con cái. Thức ăn của chúng bao gồm các sinh vật phù du và sinh vật đáy.

Ngoài tự nhiên, số lượng cá bá chủ hiện rất hạn chế chỉ khoảng 2,4 triệu con và được phân bố với mật độ rất ít, trung bình 0,07 con/m2, trong phạm vi khá hẹp, chỉ trong diện tích khoảng 5.500 km2 chủ yếu ở các đảo trong quần đảo Bangai của Indonesia. Cá có khả năng sinh sản thấp, đường kính trứng của cá ở mức trung bình khoảng 2,5 mm. Việc xác định giới tính cá bá chủ gặp rất nhiều khó khăn.

Với mục tiêu góp phần bảo tồn và phát triển loài cá này, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II của Việt Nam đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng quy trình sản xuất giống cá bá chủ tại Việt Nam". 

Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với công thức thức ăn bao gồm: Artermia trưởng thành làm giàu HUFA, tép bò (Macrobrachium lanchesteri), cá bảy màu (Poecilia reticulata), và vitamin tổng hợp trong vòng 4 tháng và tiến hành cho sinh sản.

Kết quả sau 4 tháng nuôi vỗ tỉ lệ thành thục đạt từ 70-80% và tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4%. Tỉ lệ nở của trứng đạt 22,7% sau thời gian ấp từ 12-15 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. Tỉ lệ sống của cá giống đạt 96,7% sau 30 ngày ương. .

Cá bá chủ hiện đang là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu còn rất thấp, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng xuất khẩu cá cảnh Việt Nam. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Bá chủ thành công hứa hẹn cho sản xuất quy mô thương mại phục vụ xuất khẩu.

Đăng ngày 16/03/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:19 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:19 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:19 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:19 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:19 18/01/2025
Some text some message..