Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong ương nuôi cá kèo

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá kèo trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn, sản lượng khai thác tự nhiên mỗi năm mỗi giảm, giá bán lại tăng, lợi nhuận cao đã kích thích nhiều hộ dân ven biển nuôi cá kèo. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình nuôi cá kèo quy mô lớn với thức ăn công nghiệp nhằm cung cấp chủ động cho thị trường tiêu thụ và phát triển nguồn lợi tự nhiên.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong ương nuôi cá kèo
Cá kèo.

Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu trường đại học Cần Thơ đã ứng dụng công nghệ biofloc vào nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) ở mật độ 200 con/m3 cho kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống cao làm cơ sở để nuôi thương phẩm cá kèo phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Cá kèo là một trong những loài cá đặc trưng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá kèo có thịt thơm ngon có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, sức chịu đựng tốt. Cá sống chủ yếu ở các vùng nước mặn và nước lợ nhưng cũng có thể sống ở các vùng nước ngọt. Cá ăn nhiều loại thực vật kích thước nhỏ. Khảo sát ống tiêu hóa của cá kèo cho thấy tảo khuê, tảo lam, mùn bã hữu cơ là ba loại thức ăn có tần số xuất hiện nhiều nhất. Ở Việt Nam, cá kèo tập trung ở khu vực cửa sông, cửa biển và các bãi triều, phân bố chủ yếu tại các khu vực ven biển của ĐBSCL, đặc biệt là tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

Trong những năm gần đây, việc nuôi thương phẩm cá kèo được quan tâm nghiên cứu với các hình thức khác nhau như: Thực nghiệm nuôi cá kèo trong ao đất ở tỉnh Bến Tre với mật độ 10 và 20 con/m2 (Dương Nhựt Long và ctv., 2005), nuôi cá kèo trong bể tuần hoàn với các mật độ 50, 150 và 250 con/m2 (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2010a), và nuôi luân canh trong ao tôm sú với các mật độ là 40, 70 và 120 con/m2 (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv, 2010). Hầu hết các hộ nuôi thường nuôi cá kèo luân canh trong các ao nuôi tôm với mật độ dao động từ 50 – 150 con/m2 và năng suất đạt trung bình 14,4 tấn/ha/vụ (Trần Thị Bé, 2016). Các nghiên cứu trên cho thấy, mật độ nuôi có xu hướng ngày càng cao nên năng suất cá nuôi cũng tăng lên. 

Việc gia tăng mật độ nuôi, đồng nghĩa với khả năng gây ô nhiễm môi trường nuôi ngày càng cao, do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng các tác nhân sinh học đến kỹ thuật nuôi cá kèo là xu hướng tích cực góp phần ổn định môi trường và hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ biofloc là một trong những giải pháp tích cực, qua đó có thể giúp cải thiện môi trường, giảm hệ số thức ăn.

Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá kèo thương phẩm, do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mật độ nuôi cá kèo thích hợp theo công nghệ biofloc, góp phần xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá kèo ở ĐBSCL.

Bố trí thí nghiệm

Cá có khối lượng ban đầu là 2,07±0,40 g được nuôi với các mật độ khác nhau (100, 200, 300, 400 con/m3 ) ở độ mặn là 15‰. Bể nuôi được sục khí liên tục và thời gian thí nghiệm là 8 tuần (56 ngày).

Cá được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn có hàm lượng đạm 40%. Trong suốt thời gian nuôi, không thực hiện thay nước và không siphon. Định kỳ bón bột gạo (nguồn carbon để tạo biofloc) 3 ngày/lần, lượng bột gạo bón vào bể nuôi được tính theo lượng thức ăn cho cá ăn để đạt được tỷ lệ C:N = 15:1 (Avnimelech, 2012). Trước khi bón, bột gạo được khuấy đều với nước 40oC theo tỷ lệ 1 bột gạo: 3 nước và được ủ kín trong 48 giờ. 

Kết quả

Các yếu tố môi trường nước trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của cá kèo nuôi trong hệ thống biofloc.

Chiều dài và khối lượng của cá nuôi ở mật độ 100 và 200 con/m3 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với với mật độ nuôi 300 và 400 con/m3 .

Tỷ lệ sống và sinh khối cá nuôi ở mật độ 200 con/m3 cho kết quả tốt nhất (91,0% và 2,6 kg/m3 ). 

Hệ số thức ăn của cá nuôi ở mật độ 100 và 200 con/m3 (1,50 và 1,51) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với với mật độ nuôi 300 và 400 con/m3 (2,04 và 3,14). 

Tóm lại, nuôi cá kèo theo công nghệ biofloc với mật độ 200 con/m3 trong bể là phù hợp nhất. Kết quả từ mô hình nuôi sẽ làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc xây dựng quy trình công nghệ nuôi cá kèo thương phẩm góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, hạn chế rủi ro đồng thời nâng cao năng suất sản lượng nuôi thủy sản, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cho địa phương trong tương lai.

Theo Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ

Đăng ngày 17/10/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:25 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:25 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 05:25 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:25 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:25 23/11/2024
Some text some message..