Ngộ độc mật cá trắm

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc nặng do sử dụng mật cá trắm để bồi bổ sức khỏe.

ngộ độc cá trắm
Ngộ độc mật cá trắm có thể gây nguy hiểm tính mạng - Ảnh: Ngọc Thắng

Trong những ngày tết vừa qua, Trung tâm chống độc đã tiếp nhận bệnh nhân nam Nguyễn Văn H. (17 tuổi) nhập viện do ngộ độc mật cá trắm. Người nhà của bệnh nhân cho biết vì mong muốn H. có sức khỏe tốt nên nhân dịp gia đình có làm một con cá trắm đen to, đã ưu tiên dành nguyên mật cá cho H. uống bồi bổ. Sau khi uống mật cá vài giờ, bệnh nhân đau bụng, nôn nhưng gia đình chỉ nghĩ là bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa bình thường. Sau đó H. tiếp tục nôn và càng đau bụng dữ dội nên được đưa đến bệnh viện. Bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng gan bị nhiễm độc. Theo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, xét nghiệm cho thấy men gan cao gấp 200 lần bình thường. Chỉ số này cho thấy gan bị tổn thương nặng nề.

Trước bệnh nhân H., Trung tâm chống độc cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân nữ bị ngộc độc mật cá trắm sau khi nuốt mật để trị bệnh đường ruột. Khoảng 3-4 giờ sau khi nuốt mật cá, chị này bị đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục. Khi gia đình đưa tới bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng mệt lả, vàng da, vàng mắt. Xét nghiệm cho thấy chị H. bị viêm gan cấp do gan bị nhiễm độc.

Có trường hợp khác phải vào cấp cứu ngộ độc sau khi uống mật cá trắm để trị bệnh đau lưng. “Cá càng to, mật càng lớn thì mức độ gây độc càng mạnh. Ngộ độc mật cá trắm gây suy gan, suy thận. Thận suy gây phù, ứ nước trong cơ thể khiến bệnh nhân có thể tử vong vì phù phổi cấp”, bác sĩ Chính cung cấp thông tin.

Tại Trung tâm chống độc hầu như tháng nào cũng có ca nhập viện do ngộ độc mật cá trắm. “Các bệnh nhân dùng mật cá trắm trị bệnh hoặc bồi bổ, đều là “đơn thuốc” truyền miệng. Nhiều bệnh nhân nhập viện ngộ độc nặng với tình trạng vô niệu, suy thận, viêm gan, suy gan sau khi nuốt mật cá trắm để dưỡng sức, trị bệnh. Các trường hợp này đều uống mật cá trắm vì “nghe nói tốt cho sức khỏe”, chứ không có hướng dẫn tin cậy nào”, TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết.

TS Phạm Duệ lưu ý, trong cơ thể người, mật được tiết ra với lượng vừa đủ giúp cho tiêu hóa thức ăn. Việc sử dụng mật cá, mật động vật từ bên ngoài với nồng độ đậm đặc khiến cơ thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, nếu mật bị bệnh, bị nhiễm vi khuẩn, uống mật chính là đưa mầm bệnh vào cơ thể. Các biểu hiện ngộ độc mật cá trắm xuất hiện khoảng 2-4 giờ sau khi nuốt mật.

Báo Thanh Niên, 15/02/2014
Đăng ngày 16/02/2014
Nam Sơn
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:00 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:00 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:00 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:00 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 11:00 15/11/2024
Some text some message..