Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
Hai con tàu 67 ở xã Quỳnh Long đã bị xiết nợ, đang chờ rao bán. Ảnh: K.Hoan

Ông và 6 ngư dân khác có con tàu 800 CV đóng từ năm 2012. Năm 2017, sau khi Nghị định 67 ra đời hỗ trợ lãi suất vay cho ngư dân đóng tàu, ông Thìn chung với 2 người khác đóng thêm con tàu 10,5 tỉ đồng và ông không ngờ, đây là quyết định khiến ông và bạn nghề lâm vào cảnh đường cùng. Từ năm 2019 đến nay, mất mùa biển, tàu ra khơi toàn bị lỗ khiến nợ không trả được và đã bị ngân hàng xiết nợ. Tàu đóng 10,5 tỉ đồng, sau 3 năm, ông rao bán chưa đầy 2 tỉ đồng, nhưng không có người mua. 3 sổ đỏ của gia đình ông Thìn và 2 người khác đang mắc kẹt ở ngân hàng. Nguy cơ mất nhà với các ngư dân này là hiện hữu.

Không chỉ riêng trường hợp của ông Thìn, nổi tiếng về đánh bắt xa bờ và nghề biển đã nuôi sống hơn 80% số gia đình trong xã, nhưng hiện nay khoảng 60% ngư dân ở xã Quỳnh Long (H.Quỳnh Lưu) đã phải bỏ biển. Nghệ An có 104 tàu được vay vốn ngân hàng 860 tỉ đồng để đóng theo Nghị định 67, sau 4 năm ra khơi, hiện hàng loạt tàu đã “chết đuối”. 59 tàu hoạt động không hiệu quả, không trả được nợ gốc và lãi theo cam kết với dư nợ hơn 438 tỉ đồng; 6 tàu đã bị ngân hàng xiết nợ.

Tỉnh Nghệ An đã vài lần họp, kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ để ngư dân được mua bảo hiểm cho tàu 67 và có phương án giãn nợ cho ngư dân. Đến nay, chỉ có Ngân hàng Argribank cho giãn nợ, còn các ngân hàng khác đều ráo riết thu hồi khiến ngư dân phải chấp nhận mất tàu, mất nhà.

3 năm qua, nghề biển liên tục bị mất mùa do ngư trường cạn kiệt. Đây là hậu quả của việc mạnh ai nấy bắt, không thực hiện quy hoạch khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi hải sản. Công nghệ bảo quản hải sản đánh bắt ít được cải thiện khiến giá trị hải sản thấp nên vẫn chỉ loay hoay tiêu thụ trong nước, giá rẻ, nhất là thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. Việc thẩm định năng lực cho vay đóng tàu 67 cũng có quá nhiều lỗ hổng, để ngư dân tự “bơi” ra biển và khi gặp nạn, chính họ lại phải cô đơn gánh chịu.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 30/09/2021
Khánh Hoan
Nông thôn

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

50% tàu cá nằm bờ vì sợ không có chỗ bán

Trên 50% tàu cá ở Bình Định nằm bờ, thủy hải sản tiêu thụ nhỏ giọt.

khai thác cá ngừ
• 10:53 28/07/2021

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 10:18 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 10:18 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 10:18 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 10:18 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 10:18 02/12/2023