Ngư dân trúng đậm mực khơi

Liên tiếp mấy tuần qua, ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven cửa biển thuộc các huyện: Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì liên tiếp được mùa, trúng đậm mực biển với số lượng lớn. Chỉ sau mỗi chuyến ra khơi khai thác khoảng 5 - 6 ngày, các tàu trở về cập cảng cá Cửa Sót, Cửa Nhượng, Xuân Hội… trên khoang đều chất đầy ắp mực tươi rói.

mực

Theo ngư dân Nguyễn Văn Thanh (58 tuổi, ở thôn Tân Dinh), Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, gần một tháng qua ngoài vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An, cách đất liền khoảng 18 đến hơn 20 hải lý xuất hiện rất nhiều luồng mực và các tàu ra vùng này khai thác đều trúng đậm mực với số lượng lớn, sau 5 - 6 ngày đã đầy khoang và vận chuyển về các cảng cá được thương lái thu mua tại chỗ với giá cao.

Đây là mùa vụ trúng đậm mực nhất trong mấy năm trở lại đây, mang lại thu nhập cao. Sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu về 60 - 80 triệu đồng mỗi chuyến đi, nên ngư dân rất phấn khởi. Còn ngư dân Trường Giang (63 tuổi, ở xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân), chủ hai tàu cá HT90001TS và HT90002TS, công suất 300CV/tàu cho biết, từ tháng 6 đến nay mỗi chuyến đi biển đánh bắt được ít cá, nhưng bù lại đều “tóm” được hàng tạ mực ống, thu được hàng trăm triệu đồng.

Phát hiện được luồng mực nên cứ cập bến xong bán sản phẩm là 5 đội tàu của ngư dân ở xã Xuân Hội lại tiếp tục quay trở ra vùng biển Hòn Mắt đánh bắt và thuyền nào cũng tiếp tục trúng đậm mực. Phấn khởi hơn là chi phí khai thác giảm, hải sản lại được giá cao, bình quân đạt hơn 200.000 đồng/kg mực…

Ông Dương Trọng Bình, Phó Chủ tịch Hội nông dân, kiêm phụ trách tàu thuyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà cho biết, đợt này ngư dân trúng đậm “lộc biển”, chủ yếu là loại mực ống. Mỗi tàu (có 6 - 7 thuyền viên) ra khơi chừng 1 tuần đều khai thác được từ 4 - 6 tạ mực, vận chuyển về các bến cảng bán tại chỗ cho thương lái với giá thấp nhất 175.000 đồng/kg, cao nhất 220.000 đồng/kg, mực to nhất gần 1kg/con, bình thường từ 3 - 5 con/kg. Sau khi trừ chi phí, thuyền viên đều “bỏ túi” trên 5 triệu đồng/người.

Trong 1 tháng qua, mỗi ngày có 7 - 10 tàu của xã Thạch Kim trúng đậm hàng chục tấn mực, mang về tổng nguồn thu toàn xã trên 5 tỷ đồng. Trong đó, được nhiều nhất là tàu HT90113TS của ngư dân Trần Đình Yên, ở xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà khai thác mực đạt trên 1,5 tấn, thu về hơn 320 triệu đồng, tiếp đó là tàu HT90146TS của ngư dân Trương Quang An, cũng ở xóm Xuân Phượng, khai thác được hơn 1 tấn mực, thu về hơn 200 triệu đồng…

Còn ông Trần Hải Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên cho biết, gần 1 tháng qua, ngư dân vùng biển Cẩm Nhượng nhộn nhịp hẳn lên. Mỗi chuyến ra khơi 5 - 6 ngày, nhiều tàu kiếm được 80 triệu đồng, tàu ít cũng có 50 - 60 triệu đồng. Sản lượng vụ thủy hải sản năm nay toàn xã đạt khoảng 800 tấn, trong đó mực chiếm hơn 1/2, còn lại là các loại hải sản khác. Riêng sản lượng mực thì gấp 3 lần so với vụ trước. Mặc dù sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ, nhưng giá trị lại tăng gần 2 lần bởi sản phẩm mực có giá bán khá cao...

Việc liên tiếp được mùa mực ống, kết hợp với sau khi các tàu vào cập bến, cánh thương lái (chủ yếu là chị em phụ nữ) đổ về tiếp cận thu mua tại chỗ nhanh chóng và bán được với giá cao, càng khích lệ ngư dân phấn khởi, tạo niềm tin để đầu tư nâng cấp thêm tàu thuyền, ngư cụ yên tâm bám biển, bám ngư trường lâu dài. Ngoài ra, còn tạo nhiều công ăn việc làm, nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận người dân địa phương đang tham gia phục vụ, kinh doanh hậu cần nghề cá trên bờ…

Theo ông Trần Xuân Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh, những tháng gần đây, các loại tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90CV trở lên hoạt động liên tục với các nghề câu, lưới kéo, vó, lồng bẫy, chụp mực đã góp phần quan trọng tăng sản lượng và trị giá sản xuất. Tổng sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt hơn 17.000 tấn, trị giá 539 tỷ đồng, đạt 53,36% so kế hoạch năm 2015, tăng 13,47% so cùng kỳ năm 2014.

Sài Gòn Giải Phóng, 14/07/2015
Đăng ngày 15/07/2015
Dương Quang
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Thẻ vàng EU với thủy sản Việt Nam cần sự quyết liệt hơn nữa

Đã tròn 6 năm kể từ khi Liên minh châu Âu ra quyết định cảnh cáo và ban thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, do vi phạm các quy định về khai thác bền vững và chống lại khai thác bất hợp pháp, không báo cáo đầy đủ thông tin.

Tàu cá
• 11:48 01/11/2023

Một số ưu và nhược điểm của công nghệ đèn LED chuyên dụng trong khai thác thủy sản

Theo khảo sát cho thấy nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ thủy hải sản theo truyền thống chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi.

Đèn led khai thác thủy sản
• 11:42 30/10/2023

Công nghệ đèn LED cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá xa bờ

Ngày 26/10, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), tổ chức lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sử dụng đèn led chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ cho các ngư dân trên địa bàn các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải.

Đèn LED
• 15:59 27/10/2023

Tuyệt đối không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài

Vào ngày 12/10/2023, Thông báo số 412/TB-VPCP được Văn phòng Chính phủ ban hành để thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định. Đồng thời, cần chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu.

Tàu cá Việt Nam
• 11:15 23/10/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:57 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:57 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:57 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:57 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:57 12/12/2023