Ngư dân trúng mùa cá cơm mồm

Ngư dân Phan Thiết khai thác được hơn 6.000 tấn cá cơm các loại, mùa cá năm nay sản lượng không cao so với năm trước nhưng lại được giá.

Ngư dân trúng mùa cá cơm mồm
Cá cơm mồm có giá trị xuất khẩu cao.

Ngư dân thành phố Phan Thiết, tình Bình Thuận đang đánh bắt những ngày cuối của vụ cá Nam năm nay. Đây cũng là thời điểm các tàu thuyền chuyên đánh bắt cá cơm tranh thủ những chuyến ra khơi cuối. Sản lượng khai thác cá cơm dù giảm nhẹ nhưng bù lại nguồn cá cơm mồm – loài có giá trị xuất khẩu cao.

Nhiều ngày nay, các tàu khai thác cá cơm không chỉ đánh bắt cá cơm sọc trắng, sọc đen mà còn thu về rất nhiều cá cơm mồm. Với hình dáng "bé hạt tiêu", kích thước cỡ chỉ bằng que diêm, toàn thân màu trắng đục, cá cơm mồm có chất lượng thịt ngon và bổ dưỡng, bán với giá khá cao 35.000 – 40.000 đồng/kg đối với cá tươi và từ 150.000 – 200.000 đồng/kg đối với loại khô. Trước đây cá cơm mồn chỉ tiêu thụ trong nước, hiện nay được phơi khô và bán ra thị trường nước ngoài.

Ông Trần Đình Dũng, chủ một cơ sở chế biến cá cơm tại Cụm công nghiệp hải sản Phú Hài, thành phố Phan Thiết cho biết: “Cá cơm mà xuất qua thị trường Trung Quốc là loại cá cơm có cỡ trung hoặc lớn, còn cá cỡ nhỏ từ 1-2cm thì tiêu thụ trong nước. Riêng cá cơm mồm thì thị trường xuất khẩu rất ưa chuộng”

Ngư dân phấn khởi vì cá cơm mồm được mùa.

Nhiều tháng nay, hơn 20 công nhân ở cơ sở chế biến cá cơm khô của ông Nguyễn Thanh Hùng tại cụm công nghiệp hải sản Phú Hài luôn làm việc hết công suất. Mỗi ngày, cơ sở này nhập về từ 2 - 3 tấn cá cơm tươi để đưa vào các lò hấp trước khi đem ra phơi nắng.

“Mình mua hàng nguyên liệu vô để làm là phải chọn con cá đẹp, giá cao một chút. Như con cá cơm mồm, giá nguyên liệu có thể từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Nhưng bù lại mình có thể xuất cho khách trong ngoài tỉnh, như Nha Trang hoặc khách các nước Trung Quốc, Đài Loan… được giá” - ông Nguyễn Thanh Hùng cho hay.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân Phan Thiết khai thác được hơn 6.000 tấn cá cơm các loại, giảm khoảng 10% so với vụ cá cơm năm 2018. Trong đó, sản lượng khai thác cá cơm mồm vẫn rất ổn định nên không ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân.

VOV- Tp.HCM
Đăng ngày 17/10/2019
Văn Thuận
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:40 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:40 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:40 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:40 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:40 20/12/2024
Some text some message..