Ngư phủ lành nghề và hành trình thả lưới bắt cá đối

Thủy triều lên, ông Trần Công Quân, xã Tam Giang (huyện Núi Thành) mang ngư cụ ra cửa An Hòa đánh bắt cá đối.

cá đối
Cá đối mắc vào lưới. Ảnh Đắc Thành

Cửa biển An Hòa rộng hàng trăm ha thuộc bốn xã Tam Hòa, Tam Hải, Tam Quang và Tam Giang, huyện Núi Thành. Đây là khu vực nước lợ, nơi các nhánh sông Trường Giang đổ về trước khi ra biển và có nhiều loại rong tảo. Khi nước thủy triều lên, cá đối thường đi theo đàn từ biển vào khu vực này tìm thức ăn. Biết được đặc tính này, nhiều người dân sống quanh cửa An Hòa thường bắt cá đối bằng cách thả lưới rồi dùng thanh gỗ gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào, hoặc dùng lưới vây một vùng nước.

Ông Quân chọn cách vây lưới. Trên chiếc thuyền máy dài hơn 4m, ông cùng một bạn nghề lướt trên mặt nước dò tìm luồng cá. Sau 20 phút di chuyển, bằng kinh nghiệm ông tìm đến nơi nước sâu khoảng một mét. Lúc này tiếng động của ghe khiến nhiều loại cá hoảng sợ nhảy lên mặt nước. Ông Quân tắt máy, rồi nhẹ nhàng dùng sào tre chống ghe lướt trên nước. Bạn nghề đi cùng ông cầm một đầu tấm lưới nhảy xuống nước bắt đầu "vây" đàn cá. Đứng trên ghe, ông Quân chống sào di chuyển và hỗ trợ buông lưới. Sau 15 phút, tấm lưới dài hơn 250 m, cao 3 m được thả xuống nước tạo thành một vòng tròn.

"Cá đối phát hiện bị vây lưới sẽ tìm chỗ thoát, do đó hai đầu lưới phải khoá lại nhanh chóng, không cho cá đi ra ngoài", ông Quân nói. Khi hai đầu lưới khép chặt, một đầu được buộc vào cọc cắm cố định, đầu còn lại hai ngư phủ dùng sức kéo gom cá. Công đoạn kéo lưới đòi hỏi họ phải giữ phao nổi trên mặt nước, chì nằm sát đáy để ngăn cá ra ngoài. Hai người kéo nhanh nhưng phải nhẹ nhàng để tránh gốc cây, bãi đá phía dưới làm rách lưới.

giăng lưới
Tấm lưới tạo thành vòng tròn và được thu hẹp dần. Ảnh Đắc Thành

Quá trình kéo, ông Quân quan sát những nơi phao chìm nghĩa là có cá đối to mắc vào. Ông tạm dừng kéo nhanh chóng cầm vợt di chuyển đến bắt. "Cá to thường phá rách lưới thoát ra nên phải bắt trước, còn cá nhỏ để lại khi gom lưới mới gỡ", ông lý giải.

Sau hơn 30 phút, tấm lưới vây trên mặt nước rộng hàng trăm mét vuông được thu hẹp còn vài chục mét, bên trong là đàn cá quẫy đạp. Hai đầu lưới thu gọn lại, người cầm đầu phao, người cầm chì cho lên thuyền. Cá mắc bắt được họ cho vào thùng chứa đá lạnh bảo quản. Mỗi mẻ lưới diễn ra trong khoảng một giờ, sau đó ngư dân đưa lưới lên ghe và di chuyển đến khu vực khác.

Người dân theo nghề bắt cá đối phải đầu tư tấm lưới 8 triệu đồng, sử dụng được 2 năm và chiếc thuyền gắn máy hơn 10 triệu đồng. "Nghề này không đòi hỏi kỹ thuật gì nhiều, song phải lội dưới nước cả ngày. Dưới đáy sông có nhiều vỏ hàu, vật sắc nhọn thỉnh thoảng dẫm trúng chảy máu", ông Quân nói.

ngư phủ
Anh Trần Công Quân, xã Tam Giang chống ghe thả lưới. Ảnh Đắc Thành

Cá đối loại nhỏ bán giá 40.000 đồng mỗi kg; loại vừa 60.000 đến 80.000 đồng, còn loại lớn 150.000 đồng. Ngày may mắn, một ghe có thể kiếm được vài triệu đồng, song có hôm chỉ bắt được vài con đủ bữa ăn cho gia đình. Cá đối thân tròn dẹt, dài trung bình 20 cm, những con lớn có thể dài tới 90 cm, có thể chế biến thành nhiều món ăn như kho dưa cải, nướng, hấp, nấu cháo...

VnExpress
Đăng ngày 11/02/2022
Đắc Thành
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:13 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 04:13 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 04:13 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:13 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 04:13 15/06/2025
Some text some message..