Người dân nuôi cá lồng bè bội thu vụ Tết

Khoảng nửa tháng trở lại đây, giá các loại thủy sản lồng bè không còn ở mức cao như thời điểm giữa năm 2018. Tuy nhiên, do thời tiết thuận lợi, năng suất cao nên người nuôi vẫn có lãi trong vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

nuôi cá lồng bè, giá cá lồng
Chăm sóc cá lồng bè tại khu nuôi lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu.

Những ngày này, tại các bến, trên các lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu trở nên nhộn nhịp, tấp nập do người nuôi thủy sản ở đây bắt đầu xuất hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Những chiếc ghe liên tục cập bè để nhập hải sản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Ông Hoàng Văn Thanh đã nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn được hơn 5 năm cho biết: “Tết luôn là thời điểm nhu cầu tiêu thụ cao nên đây là vụ nuôi quan trọng nhất trong năm. So với những năm trước, do từ đầu năm 2018 đến nay giá các loại cá đều ở mức cao nên tôi đã có vốn để thả thêm giống các loại cá bớp, chẽm, chim. Năm nay thời tiết thuận lợi nên cá phát triển tốt, năng suất cao. Dự kiến, từ đây đến Tết tôi sẽ xuất bán 20 tấn cá các loại, thu lãi khoảng 250 triệu đồng”.

Theo nhiều hộ nuôi lồng bè, năm 2018 vừa qua là năm nuôi lồng bè thành công nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân là từ khoảng từ tháng 3 đến nay, giá các loại thủy sản lồng bè đã tăng cao và kéo dài đến cuối năm. Nhờ đó, các hộ nuôi thu lãi lớn. Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, khoảng nửa tháng trở lại đây, giá một số loại cá lồng bè chủ lực giảm nhẹ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Cụ thể, cá bớp loại 5-7kg/con giảm còn 170-180 ngàn đồng/kg, loại 3-4kg/con giá 160 ngàn đồng/kg; cá chẽm giá 90 ngàn đồng/kg; cá chim trắng vây vàng giảm còn 140 ngàn đồng/kg. “Dù đã giảm nhẹ nhưng giá cá vẫn ở mức cao hơn nhiều so với năm ngoái. Với mức này, người dân đã có thể thu lãi khá. Vài ngày tới, giá một số loại cá có thể sẽ tăng thêm từ 10-20% nên năm nay có thể nói là vụ nuôi thành công nhất trong 2,3 năm trở lại đây”, chị Nhàn nói.

nuôi cá, nuôi cá lồng, nuôi cá Vũng Tàu, mô hình nuôi cá, giá cá

Vừa qua, UBND tỉnh đã thông qua quy hoạch nuôi cá lồng bè và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Toàn cảnh khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và. 

Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, năm qua, giá lồng bè luôn ở mức cao, nguồn nước, thời tiết luôn ở mức cao nên bà con khá phấn khởi. Dù đến gần Tết, giá một số loại cá chủ lực, hàu có giảm nhẹ nhưng vẫn đủ để người nuôi có lãi khá. Theo ước tính, trong tháng Tết, người nuôi lồng bè trên toàn tỉnh sẽ cung cấp ra thị trường 400 tấn cá các loại, tăng gấp đôi so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, theo ông Thi, việc giá các loại thủy sản nuôi lồng bè tăng cũng kéo theo nguy cơ bà con ồ ạt mở rộng diện tích và tăng mật độ nuôi. Do đó, việc khu vực nuôi lồng bè cần được quy hoạch chặt chẽ để bảo đảm sự ổn định về sản lượng, tránh mất cân đối cung cầu cũng như ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết. Ông Thi cho biết: “Để giải quyết vấn đề trên, vừa qua, chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung bản đồ quy hoạch chi tiết khu nuôi lồng bè và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo quy hoạch, BR-VT có 3 khu vực nuôi lồng bè chính là sông Chà Và (thuộc xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu), sông Dinh (đoạn từ cầu Gò Găng đến cầu Cỏ May, phường 12, TP.Vũng Tàu) và sông Mỏ Nhát (TX. Phú Mỹ) với tổng diện tích 123,3ha”.

Hiện nay Sở NN-PTNT đang tiến hành thực hiện công tác sắp xếp, di dời các cơ sở lồng bè vào quy hoạch. Bên cạnh đó, để nghề nuôi lồng bè phát triển ổn định, bền vững, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo bà con cần chú ý đến các vấn đề về nguồn giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ môi trường nuôi, tìm hiểu kỹ về thị trường trước khi thả nuôi các loại thủy sản lồng bè. “Bên cạnh đó, hiện nay bà con chủ yếu bán cho các thương lái nhỏ lẻ nên còn bấp bênh, đôi khi còn bị ép giá. Do đó, hiện nay, chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để xây dựng thương hiệu cá lồng bè BR-VT trên thị trường, để loại đặc sản này của tỉnh có thể phân phối trực tiếp vào các chợ đầu mối, siêu thị. Bà con nuôi lồng bè cũng cần nên lựa chọn giống nuôi kỹ càng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, uy tín của thủy sản lồng bè BR-VT trên thị trường”, ông Nguyễn Hữu Thi cho biết thêm.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 25/01/2019
Quang Vinh
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 06:30 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 06:30 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 06:30 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:30 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 06:30 27/12/2024
Some text some message..