Người đàn ông bắt trai nhả ngọc bên sông Đáy

Suốt 12 năm theo đuổi nghiệp nuôi trai lấy ngọc, thất bại hết lần này đến lần khác, nhưng anh vẫn không từ bỏ niềm đam mê của mình. Giờ đây anh đã được hái quả ngọt, khi chính thức bắt trai nhả ngọc bên sông Đáy hiền hòa.

sản phẩm trai nước ngọt
Anh Đinh Văn Việt với những sản phẩm đầu tiên thu được từ trai nước ngọt.   Ảnh: K.G

Người đàn ông đó là anh Đinh Văn Việt (sinh năm 1974), quê ở xóm Nội, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh (Ninh Bình).

Lên đỉnh, xuống vực với ngọc trai

Đi dọc triền đê sông Đáy của vùng đất cố đô, chúng tôi vô tình được người dân bản địa chỉ đến địa điểm nuôi trai lấy ngọc ở xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh. Nếu không đến tận nơi, ít ai ngờ dòng sông Đáy lại có thể nuôi trai nhả ngọc.

Đưa cho chúng tôi xem mấy viên ngọc trai, anh Việt kể về cuộc đời lên bổng, xuống trầm với ngọc trai của mình. Năm 1993, anh phục viên, ra quân và đi học tiếng Nhật, sau về làm phiên dịch cho một công ty của Nhật.

Đây là công ty đầu tư hợp tác nuôi trồng ngọc trai nhân tạo đầu tiên tại vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Với vai trò là người “thông ngôn”, anh thường xuyên được nghe các chuyên gia Nhật trao đổi với các đối tác Việt về  chuyện làm ăn, kinh doanh, trong đó có cả việc nuôi ngọc trai nhân tạo.

Trong những lần đó, có một câu nói của họ làm anh nhớ mãi, đại ý lúc đó có một chuyên gia khẳng định: Người Nhật là cha đẻ của ngọc trai nhân tạo đã hơn 120 năm, không bao giờ các dân tộc khác có thể làm được. “Thấm” câu nói đó, anh nghĩ không lẽ họ làm được mình lại không làm được, mà ở Việt Nam có rất nhiều lợi thế để nuôi trai lấy ngọc. Nghĩ rồi, anh “mò” sang tận Nhật để học nghề, rồi quay lại Công ty Ngoc Trai Pearl ở Hạ Long để làm kỹ thuật viên.

Đang làm ăn thuận lợi, bỗng công ty Nhật rút vốn liên doanh. Trước tình cảnh đó, anh chàng kỹ thuật viên tên Việt đánh liều vay mượn tiền bạc để mua luôn công ty với hàng trăm công nhân, hàng chục ha mặt nước nuôi cấy trai trên vịnh Hạ Long và chính thức trở thành ông chủ. Do khá mát tay với kỹ thuật nuôi cấy trai lấy ngọc, nên những năm đầu anh Việt thắng lớn. Chị Cao Thanh Dần - vợ anh Việt, nhớ lại: “Năm 2003, lúc mua lại công ty ở Quảng Ninh, vợ chồng tôi làm ăn rất được. Tôi không nhớ chính xác là nhà có bao nhiêu tiền, nhưng cũng đến con số cả chục tỷ đồng”.

Nhưng rồi, do thị trường và cả cơ chế, lại không gặp may, công việc làm ăn của vợ chồng anh gặp khó khăn, anh đã phải nhượng lại công ty cho người khác để đi… làm thuê. Chị Dần phải đi rửa bát, bán hàng thuê cho quán ăn ở Hạ Long. Còn anh Việt gom góp chút vốn liếng còn lại, một mình vào phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) gây dựng cơ sở nuôi cấy ngọc trai mới. Gần 5 năm dầm mình ở phá Tam Giang, anh phát hiện thời tiết và điều kiện ở phá Tam Giang không hợp nuôi trai lấy ngọc, nên năm 2011, anh quyết định khăn gói về quê.

Cú “đổi đời” bất ngờ

Sau những được, mất ở vịnh Hạ Long và phá Tam Giang, những tưởng ước mơ nuôi trai cấy ngọc của anh chấm dứt, nhưng tình cờ trong một buổi chiều lên bờ sông Đáy… hóng mát đã giúp anh xoay chuyển tình thế. Tại đây, thấy người dân mò được rất nhiều con trai to, sau khi xem xét hình dáng và thể trạng của những con trai, anh Việt đã nảy ra ý định nuôi cấy ngọc trên con trai nước ngọt ngay tại quê hương mình.

Máu đam mê ngọc trai trong anh lại trỗi dậy, anh tìm mua luôn 1 tấn trai xanh cánh mỏng, lựa ra những con to, từ 6-8g/con để làm khảo nghiệm. Áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, anh dùng tế bào của một con trai khỏe ghép với nhân ngọc được nhập khẩu về và cấy vào túi ngọc trong con trai. Sau 4 tháng nuôi thả, tỷ lệ sống đạt 70%, trong đó 50% trai cho tốc độ phủ ngọc đạt tiêu chuẩn. Thấy kết quả khả quan, anh đã rủ người cậu họ của mình đang có ao nuôi cá chấp thuận cho thả trai nhờ.

Sau 2 năm thấp thỏm và chờ đợi, mẻ đầu tiên anh Việt thu được 2kg ngọc loại 1. Chị Dần cho biết: “Khi nhìn thấy những viên ngọc đầu tiên lúc mổ trai, vợ chồng tôi vui như muốn trào nước mắt, vì không ngờ vùng đất quê mình lại cho những viên ngọc đẹp và bóng không thua kém bất cứ loại ngọc trai nào trên thế giới”. Để chắc ăn, vợ chồng anh Việt đã gửi mẫu cho chuyên gia  của Công ty Ngọc trai Inoue Hanzu (Nhật Bản) phân tích, kiểm định về chất lượng. Thật không ngờ, ngọc trai của anh Việt được các chuyên gia Nhật đánh giá cao thông qua 5 tiêu chí về độ dày, hình dạng, màu sắc, độ bóng và độ sáng. Một số đối tác của Nhật cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp về kiến thức, vật chất để doanh nghiệp phát triển, sẵn sàng nhập khẩu ngọc trai của anh Việt với giá từ 10.000 – 30.000 USD/kg, tùy từng thời điểm của thị trường.

Có được kết quả bước đầu, anh Việt quyết định viết một đề án khoa học về nuôi trai trên sông Đáy gửi Sở KHCN Ninh Bình, vì theo anh “tiềm năng nuôi cấy ngọc trai của Ninh Bình là vô cùng lớn” và người nông dân sẽ đổi đời khi sản xuất ngọc trai nước ngọt. Theo tính toán, 1ha mặt nước nuôi trai lấy ngọc, trong 2 năm có thể cho 1 tỷ đồng.

Ước mơ ngọc trai thuần Việt

Khi nói về sản xuất ngọc trai, anh Việt cho biết: “Tuy nghề nuôi trai lấy ngọc ở nước ta đã có hơn 30 năm, nhưng thực chất mọi thứ vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, từ dụng cụ cấy ghép, thuốc nuôi dưỡng mô tế bào, và cả nhân ngọc trai đều phải nhập bằng con đường không chính thức.

Cũng vì phụ thuộc nước ngoài, chỉ cần đối tác không bán nữa coi như chúng ta sập tiệm”. Vì vậy, anh quyết tìm cách tự chủ nguồn nguyên liệu. Về phần thuốc anh Việt kết hợp một số nhà khoa học  nghiên cứu điều chế; còn nhân ngọc trai, qua nhiều năm nghiên cứu anh tìm ra được loài trai cóc ở sông Hoàng Long (Ninh Bình) có cấu tạo vỏ như loài trai ở sông Mississippi (Mỹ), rất phù hợp với việc sản xuất làm nhân ngọc.

Với thành công bước đầu, để đặt nền móng cho ngọc trai thuần Việt, anh Việt đã thành lập Công ty Ngọc trai Hồng Ngọc. Theo ông Đinh Xuân Trường - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở KHCN Ninh Bình, đề tài quy trình nuôi cấy ngọc trai nước ngọt của anh Việt được Ninh Bình thực hiện trong 2 năm 2014 – 2015, bước đầu chúng tôi đánh giá cao đề tài này, trai cấy thích nghi rất tốt với điều kiện tự nhiên của Ninh Bình. Qua quá trình theo dõi, tốc độ phát triển ngọc trai và chất lượng ngọc trai cho kết quả khả quan. “Tới đây, nếu công trình nghiên cứu thành công, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm và đề nghị Bộ KHCN đưa vào dự án nông thôn, miền núi”- ông Trường khẳng định.

Với quy mô sản xuất hiện nay, vợ chồng anh Việt đã mở 2 cửa hàng ngọc trai ở TP.Ninh Bình và khu du lịch Tràng An, mỗi năm cho doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng, và đã có những mẻ ngọc đầu tiên xuất khẩu sang Nhật. Theo dự kiến, hết năm nay vợ chồng anh sẽ thu tới 5 tỷ đồng từ tiền bán ngọc trai.

Báo Dân Việt, 19/11/2015
Đăng ngày 21/11/2015
Khánh Gia
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 16:44 06/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 16:44 06/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 16:44 06/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 16:44 06/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 16:44 06/06/2023